Friday, December 10, 2010

Đặc Điểm Tỳ Hưu

Nguồn gốc Tỳ Hưu

Tỳ hưu còn có tên gọi khác là Thiên Lộc, Tịch Tà, Bách giải tổng cộng 4 tên, là một loại thần thú trong truyền thuyết cổ đại TQ, đầu Rồng, thân Ngựa, chân Lân, hình dáng giống Sư tử, lông màu trắng tro, biết bay. Tỳ Hưu hung mãnh uy võ, trên Thiên Đình nó làm công việc tuần tra thị sát, ngăn chặn yêu ma quỷ quái nhiễu loạn Thiên Đình. Tỳ Hưu có mồm nhưng không có hậu môn, có thể nuốt vạn vật nhưng không thải. Có khả năng chiêu tài tiến bảo, tiền tài chỉ có vào nhưng không có ra, thần kỳ khác thường vì thế rất nhiều người đeo ngọc bội Tỳ Hưu.
Theo truyền thuyết Tỳ Hưu là đứa con thứ chín của Long Vương, thức ăn của nó là kim ngân châu báu, vì thế toàn thân nó toát lên bảo khí một cách tự nhiên. Đem Tỳ Hưu ra so sánh với các con vật cát tường khác như Cóc vàng thì Tỳ Hưu luôn đứng đầu, vì thế nó rất được Ngọc Hoàng ưa chuộng. Nhưng ăn nhiều thì nặng bụng, cho nên có một lần vì không nhịn được nó đã đi bậy trên Thiên Đình khiến Ngọc Hoàng Đại Đế rất tức giận và cho một tát vào mông khiến cho hậu môn bị bịt kín luôn, từ đó kim ngân châu báu chỉ có thể vào mà không thể ra. Sau khi điển cố đó được truyền đi, Tỳ Hưu được xem như con vật chiêu tài tiến bảo cát tường.

Chất liệu tốt làm Tỳ Hưu

Muốn Tỳ Hưu có tác dụng tốt và linh nghiệm thì Tỳ Hưu phải được tạc bằng các loại đá quý tự nhiên. Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Trung Quốc quan niệm rằng chữ Vương có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý.

Vị trí đặt Tỳ Hưu

Tỳ Hưu khi đặt, đầu Tỳ Hưu phải hướng ra cửa chính, hoặc hướng ra cửa sổ để chiêu tài khí bốn phương. Tất nhiên khi đặt bất cứ vật khí phong thuỷ nào, điều cần phải nhớ là: Xem ngày giờ tốt để đặt.

Phương vị đặt Tỳ Hưu

Nếu ở phương vị ngũ hoàng đại sát bay đến, ta đặt hai con Tỳ Hưu phía sau cửa chính, đầu Tỳ Hưu hướng về phía trước, thì có thể hóa giải sát khí của ngũ hoàng đại sát.

Những điều nên tránh khi đeo Tỳ Hưu

Nếu đeo hoặc mang Tỳ Hưu trên người thì tối kỵ sờ tay hoặc để người khác sờ tay vào mắt, miệng, lưỡi, răng của Tỳ Hưu. Nếu không Tỳ Hưu sẽ bị mờ mắt, mòn răng và do vậy sẽ mang được ít vàng bạc châu báu đến cho gia chủ. Khi đi ngủ chớ quên tháo Tỳ Hưu ra và cất đi, nhất là không bao giờ đeo trong khi quan hệ vợ chồng.
Một điều tối kỵ nữa là đem co hoặc tặng Tỳ Hưu mà mình đang đặt trong nhà hoặc đang mang trên người, nếu không thì tài lộc của mình sẽ bị chuyển sang người khác.
Tác dụng chính của Tỳ Hưu

Con Tỳ Hưu không chỉ mang tiền bạc vào nhà mà còn giúp công danh tấn tới và sự bình an lâu dài. Trước tiên, con Tỳ Hưu là linh vật không có hậu môn, nhưng thỉnh thoảng người bán vẫn đục một lỗ nhỏ ở vị trí hậu môn của vài con Tỳ Hưu và trộn chung vào số những con Tỳ Hưu khác. Họ không chỉ khiếm khuyết ấy cho người mua bao giờ, bởi theo họ đó là duyên của người chọn mua, và đâu phải cứ ai muốn giàu là được giàu. Như vậy nếu người nào mua phải Tỳ Hưu có hậu môn thì dù có làm ăn khá giả nhưng không giữ được của. Còn muốn công danh tấn tới thì người mua phải chọn con Tỳ Hưu có sừng, có cánh, mông nhỏng cao, thuôn. Muốn cầu sức khỏe, bình an thì đó là con Tỳ Hưu có râu, mông thuôn và không có cánh (để sức khỏe và bình an không bay đi mất). Tuyệt nhất và tròn trịa nhất đó là con Tỳ Hưu phải có chòm râu càng dài càng tốt, có cái bụng to và mông tròn căng, có sừng (không cần sừng dài như công danh, nhưng phải có sừng) và có cánh.

Tác dụng của Tỳ Hưu theo màu sắc

  • Tỳ Hưu màu đen thì có tác dụng chiêu tài, phát lộc.
  • Tỳ Hưu màu trắng thì có tác dụng bảo trợ sức khỏe, phát tài phát lộc.
  • Tỳ Hưu màu xanh thì có tác dụng may mắn trong công danh.

Tác dụng trấn nhà để tránh tà khí

Tỳ Hưu còn có tác dụng trấn nhà để tránh tà khí (nhớ phải là Tỳ Hưu một sừng), ta đặt Tỳ Hưu đã được “khai quang” ở các hướng tốt trong nhà như : Sinh khí, Thiên y, Diên niên, Phục vị. Nhất là hướng “sinh khí”, thì Tỳ Hưu có thể làm cho vận mệnh các thành viên trong gia đình chuyển biến tốt, vận mệnh tốt được nâng cao, đuổi tà khí đi và có tác dụng trấn nhà, vì vậy Tỳ Hưu đã trở thành thần bảo vệ cho gia đình, bảo vệ sự bình yên cho ngôi nhà của bạn.

Tác dụng hóa giải Ngũ Hoàng Đại Sát

Tỳ Hưu còn có tác dụng hóa giải “Ngũ hoàng đại sát”. Ngũ hoàng đại sát là một sát tinh trong phong thủy,khi nó vào nhà thì tác dụng của nó thật vô cùng đáng sợ, mang đến những điều bất lợi cho tất cả các thành viên trong gia đình về sức khỏe và tài vận.

Cách khai quang điểm nhãn cho Tỳ Hưu

1, Chọn một ngày đẹp.
2, Đặt Tỳ Hưu quay về phía Thần Tài.
3, Đứng phía sau Tỳ Hưu hai bàn tay chắp vào hình dấu +, mắt nhắm vào và cầu ước điều mình muốn, phải thật thành tâm thì mới linh.4, Sau khi ước, quay Tỳ Hưu lại phía mình.
5 Lấy khăn bông thấm một chút nước chè điểm ( chấm ) vào mắt Tỳ Hưu, điểm mắt trái trước sau đó điểm mắt phải, lặp lai 3 lần.
6, Tay trái giữ chắc Tỳ Hưu, dùng ngón cái tay phải xoa đầu Tỳ Hưu, xoa từ phía trước ra phía sau, lặp lại 3 lần.
7, Thả lỏng tai, tháo dây vải đỏ ở cổ Tỳ Hưu để Tỳ Hưu bắt đầu đi ăn tiền.

8, Khai quang đã hoàn tất.
Có một cách khai quang khác dễ làm hơn mời các bạn tham khảo :
1, Dùng mảnh vải màu đỏ sạch gói Tỳ Hưu lại để dưới gối đầu mình 24 tiếng.
2, Sau đó để bên ngoài cửa sổ 2 ngày, để Tỳ Hưu hấp thụ thiên địa chi khí ( linh khí của trời đất )
3, Lấy nước âm dương ( nước giếng cho thêm nước mưa ), nếu không có điều kiên thì lấy nước lọc cho thêm MUỐI lau Mắt, Miệng, Mông Tỳ Hưu ( cách lau giống trên )

BÀY TRÍ TỲ HƯU
Bày trí Tỳ Hưu có tam kỵ ( 3 điều cấm kỵ )
1, Không được đặt Tỳ Hưu xông chính môn ( từ ngoài quay vào trong nhà ) mà phải đặt đầu Tỳ Hưu quay ra ngoài.
2, Không quay Tỳ Hưu vào gương, vì gương có quang sát, Tỳ Hưu rất kỵ.
3, Không đặt đối với giường ngủ, vì như thế xẽ không có lợi cho chính mình.
Ngoài ra còn một số điều nên chú ý nếu bạn thở Tỳ Hưu:
1, Bát hương không đuợc cho đát cát vào, mà phải cho gạo đỏ, gạo đen, gạo chân châu.
2, Đồ thắp hương không được cho Lê, Dâu Tây còn các thứ khác không kỵ.
3, Phụ nữ đén tháng, có thai không được thắp hương, sờ mó Tỳ Hưu ( Tỳ Hưu kỵ huyết sát, quang sát, thai sát )
4, Không nên thường xuyên lau chùi Tỳ Hưu, mổi năm chỉ lau chùi 4 lần: âm lịch 6/2, 2/6. 14/7, 12/9.
5, Không được tuỳ tiện thay đổi vị trí, không nên sờ mó vào mồm và phần đầu Tỳ Hưu, nếu muốn thay đổi vị trí Tỳ Hưu trước tiên phải dùng vải đỏ che phần đầu Tỳ Hưu rồi mới chuyển.
CÁCH THỨC KHỞI ĐỘNG TỲ HƯU:
Tỳ Hưu sau khi mua về phải bịt mắt lại, đợi tới ngày khai quang mới mở ra.
Ngày khai quang cần chuẩn bị các thứ sau :
1, Thất bảo thạch ( 7 viên đá quý )
2, Gạo ngũ cốc tạp.
3, Sợi ngũ sắc.
4, Sợi ngũ đế
5, Linh Đang.
6, Một tờ giấy đỏ, bên trên tờ giấy viết bài chú.
Lần lượt đổ ba món đầu tiên vào bụng Tỳ Hưu, sau đó treo sợi ngũ đế và Linh đang lên trên Tỳ Hưu, rồi chuẩn bị “niệm“.
BÀI CHÚ PHƯỚC LÀNH TỲ HƯU:
*Kim quang nhất khí, Tỳ Hưu cao tường, tiến tài tiến quý, lợi lộ hanh thông.
*Kim quang nhị khí. Tỳ Hưu phúc giáng, phúc lộc mãn đình,phúc tinh cao chiếu.
*Kim quang tam khí,Tỳ Hưu điểm hóa, nam nạp bách phúc, nữ nạp thiên tường càn, cát lợi nguyên hanh.
Niệm chú xong đặt bài chú vào bụng Tỳ Hưu, như thế Tỳ Hưu dã có linh khí. Chờ sau khi hương chấy hết là có thể đặt Tỳ Hưu ở quầy thu ngân, hoặc phòng khách, ở cửa hoặc huyền quan, điều quan trọng nhất là đầu Tỳ Hưu phải quay ra cửa chính hoặc cửa sổ.
Thờ Tỳ Hưu mỗi ngày phải đốt một khoanh hương vòng đểTỳ Hưu vấn (ngửi), hoặc đặt bên cạnhTỳ Hưu một ly nước cũng được. Như thế Tỳ Hưu mới có sức đi kiếm tiến cho chủ nhân.

HÌNH THỨC ĐEO NGỌC BỘI TỲ HƯU
1, Dùng dây đỏ đeo ngọc bôi Tỳ Hưu trên cổ hoặc cổ tay.
2, Dùng nước mưa và nước sông tắm cho cơ thể nó.
3, Tỳ Hưu rất được QUAN ÂM “cưng“, cho nên thắp hương khai quang trước mặt QUAN ÂM rất tốt ( tốt nhất mỗi tháng nên đặt Tỳ Hưu trước QUAN ÂM thắp hương càu nguyện.)
4, Không nên sờ vào miệng Tỳ Hưu, miệng để hút tiền tài, không nên sờ vào mắt, mắt để tìm châu báu.

Cách khai quang điểm nhãn cho Thiềm Thừ ( cóc ba chân, cóc tài lộc )

1, Chon một ngày đẹp, tắm rửa sạch cho Thiềm Thừ.
2, Lấy nửa thùng nước giếng, lấy tiếp nửa thùng nước mưa.
3, Đổ vào đồ chứa đã chuẩn bị từ trước, đồ chứa đó phải sạch sẽ.
4, Đặt Thiềm Thừ vào nước ngâm 3 ngày 3 đêm.
5, Sau khi lấy ra dùng khăn bông sạch lau khô Thiềm Thừ.
6, Lấy một chút nước CHÈ vẩy vào mắt Thiềm Thừ – đây còn gọi là khai quang điểm nhãn.

7, Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ có mình ở đó, Thiềm Thừsau khi khai quang người đầu tiên nó nhìn thấy là bạn sẽ mãi mãi “phù hộ“ bạn. ( vì thế có lúc người khác dùng rất tốt nhưng tặng bạn lại không linh là vì lí do này!).

Cóc ba chân (Thiềm thừ) là gì???

Thiềm Thừ là Cóc thần 3 chân, được coi là thần tài, đem lại tiền bạc cho gia chủ.
Nếu có dịp du lịch sang Trung Quốc, bạn sẽ thấy trong gia đình Trung Quốc, nhà ai cũng chưng Tỳ Hưu để chiêu tài khí bốn phương, tạo may mắn cho gia chủ về tài lộc, công danh và sức khỏe.
Tuy nhiên, khi được chủ nhà mời nước tại phòng khách, nếu để ý một chút ở phía cửa ra vào bạn sẽ thấy hai chú cóc ngậm đồng tiền cổ đang quay đầu vào nhà. Nhi nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy trên đầu cóc có hình “Lưỡng nghi”, tức là hình tròn, bên trong là hình tựa như hai con cá quay đầu lại với nhau (gần giống vòng tròn Bát Quái). Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt gọi là chòm sao Đại Hùng. Cóc ngồi trên giá tài lộc, mang một đồng xu trên miệng và hai bên sườn đeo hai xâu tiền cổ. Người Trung Quốc gọi đây là Cóc tài lộc hay Cóc ba chân, tên là Thiềm Thừ. Đây là vật phẩm phong thủy đứng thứ 2, sau Tỳ Hưu, được cho là mang lại điềm lành và tài lộc.
Tương truyền rằng, Thiềm Thừ vốn là yêu tinh xấu, được Lưu Hải Tiên Ông thu phục, cải tà quy chính, tỏa đi muôn ngả giúp đỡ người nghèo khổ bằng cách nhả tiền cho họ. Thiềm Thừ xuất hiện vào đêm trăng tròn ở gần nhà ai, thì đó là sự báo tin gia chủ nhà ấy sẽ nhận được sự giàu có, phú quý. Vì vậy, Thiềm Thừ được người đời tôn xưng là con vật quý, biểu tượng cho vượng tài.
Thiềm Thừ thông nhân tính, vì thế khi khai quang tốt nhất chỉ nên có mình gia chủ. Thiềm Thừ sau khi được khai quang, nhìn thấy ai đầu tiên sẽ mãi mãi "phù hộ" cho người đó. Vì thế, có người dùng rất tốt nhưng đem tặng cho người khác thì lại không linh là vì lí do này.
Thiềm Thừ nên được bày trong phòng khách, trên bàn làm việc hoặc văn phòng. Khi chưng Thiềm Thừ, bạn cần chú ý hướng phần đầu của Thiềm Thừ vào trong nhà, cũng không nên đặt đối diện với cửa mà nên đặt hướng theo đường chéo cửa ra vào.
Nhiều người quan niệm, buổi sáng trước khi đi làm nên quay đầu Thiềm Thừ ra phía cửa, buổi tối đi làm về thì quay ngược đầu cóc vào nhà. Điều này hàm ý "đớp" tiền ở ngoài rồi "nhả" vào nhà mình. Tuy nhiên, nếu bạn nào đã có lần đọc truyền thuyết về Thiềm Thừ hẳn sẽ biết "Ông đến từng nhà và nhả tiền vào nhà" chứ không phải kiếm tiền ở ngoài mang về. Dẫu vậy, điều này còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người và mỗi vùng khác nhau.
Đừng để cóc đối diện trực tiếp với cửa chính. Điều này tượng trưng cho vàng ra khỏi nhà. Vị trí tốt nhất để đặt cóc ba chân là ở góc đối diện chéo với cửa chính, mặt hướng vào trong như thể cóc đang nhảy vào nhà. Cóc cũng có thể nằm bên dưới gầm bàn, bên trong tủ hoặc giấu dưới ghế, những đồ đạc khác…
Tránh khí xấu

Bạn không nên đặt cóc ba chân trong nhà bếp, phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Nếu đặt những nơi này, thay vì mang tài lộc đến, cóc trở nên hung dữ và thu hút khí chủ về vận rủi tàn phá năng lượng tốt đẹp trong nhà.
Bạn cũng không nên để cóc trong phòng ngủ. Chỗ tốt nhất của nó là trong phòng khách hoặc phòng ăn và luôn hướng mặt vào trong nhà.
Trên lưng cóc có những nốt sần đặc biệt, người ta gọi là chòm sao Đại Hùng, bên cạnh lưng cóc có mang theo hai xâu tiền cổ và 3 chân cóc đạp lên hai lớp tiền cổ, đây là cóc tài lộc hay cóc ba chân, tên gọi là Thiềm thừ (một số nơi gọi là Thiền Thừ), chỉ có 3 chân, chứ không phải là 4 chân như cóc bình thường, là vật phẩm phong thủy được cho là mang lại điềm lành và tài lộc

Ba ông Phúc - Lộc - Thọ là những ai?

Vào ngày Tết, người ta thường bày bán các bức tranh Tam Đa: Phúc - Lộc - Thọ để treo trong nhà. Ngoài ra, người ta còn bày những bộ Tam Đa bằng gỗ quý hay bằng sứ nơi phòng khách sang trọng... Chúng ta biết rất ít về ba ông này, tại sao người đời lại quý trọng ba ông Phúc - Lộc - Thọ làm vậy? Vậy các ông là những ai? các bạn chỉ cần bớt chút thời gian đọc nội dung tôi mới sưu tầm dưới đây là biết liền.
Xin thưa bà con, ba ông ấy đều là người Trung Quốc và đều làm quan ở các triều vua khác nhau.
Ông Đa Phúc, bế đứa bé, tên là Quách Tử Nghi làm quan đời Đường. Hai vợ chồng ông bằng tuổi nhau, suốt đời luôn làm việc thiện. Ông làm quan thanh liêm, cảnh nhà nghèo túng, thanh bạch. Cả gia đình đều quý trọng, thương yêu nhau, trong ấm ngoài êm. Năm ông bà bước sang tuổi 83 thì có chút ngũ đại (cháu đích tôn ở đời thứ năm - quen gọi là ngũ đại đồng đường). Ông Quách Tử Nghi sung sướng quá ôm đứa chút nội trên tay. Ông bà cùng cười lên một tiếng dài rồi ''qui tiên''. Việc ''qui tiên' của ông bà thật là ''nhàn du tiên cảnh'', người già ai cũng ao ước.
Ông Đa Thọ tên là Đông Phương Sóc, làm quan nhà Hán. Ông luôn tìm lời nói thật hay, cử chỉ thật khéo để làm vừa lòng Thiên tử cho nên được nhà vua ban nhiều bổng lộc. Mỗi lần được vàng lụa vua ban, Đông Phương Sóc lại cưới đem về một mỹ nữ. Thê thiếp của ông nhiều vô kể. Có người khuyên bảo ông: “Làm quan đại phu phải lấy lời nói thẳng can vua chứ không nên lấy lời nói đẹp để làm vui lòng vua mà thu bổng lộc''.
Đông Phương Sóc cười, nói rằng.
- Làm quan để có nhiều bổng lộc mà tận hưởng lạc thú. Nếu không, làm quan chi cho mệt xác.
Ông Phương Sóc sống lâu đến 125 tuổi, râu tóc bạc phơ, lưng còng hẳn xuống. Đến lúc chết, cháu bốn đời phải thay ông, thay bố mà làm ma chay. Sống thọ như thế để là làm gì?
Ông Đa Lộc là Đậu Từ Quân, làm quan nhà Tấn. Ông luôn tìm cách xoay xở cho thật nhiều bổng lộc. Trông ông lúc nào cũng oai vệ, bụng to, cân đai xệ xuống. Nhưng thật buồn thay, năm ông 80 tuổi vẫn chưa có cháu đích tôn để nối dõi tông đường. Như thế, xoay xở cho nhiều bổng lộc để cho ai?
Người xưa đã khéo xếp ba ông Đa Phúc - Đa Lộc - Đa Thọ lại với nhau để răn đời và khuyên đời sau, nếu có làm quan, cũng chỉ nên chọn ông Đa Phúc thôi!

Hình tượng đức Phật Di Lặc và ý nghĩa của nụ cười

 Ngài Di Lặc thường được mô tả theo một hình thức hết sức đặc biệt với cái bụng thật lớn và cái miệng cười thật tươi để nói lên rằng: “Bụng trống năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ Miệng lớn hay cười, cười những việc khó cười trong thế gian.”     Đã từ rất lâu, người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng xem Nguyên Đán là một cái tết vô cùng quan trọng. Hằng năm, khi những cánh én báo hiệu mùa xuân về, khi những cánh mai vàng ngoài kia bắt đầu hé nụ là lòng người trở nên xao xuyến lạ kỳ. Người người hớn hở, nhà nhà nô nức đón xuân, những đóa hoa xanh đỏ tím vàng rực rỡ khắp phố phường, mọi sinh hoạt của con người lúc nầy cũng trở nên tưng bừng và sôi động hẳn lên. Tết đến, mọi người gác lại tất cả những lo toan phiền muộn và bỏ qua những nỗi bực dọc của những ngày tháng cũ để chào đón năm mới với một tâm hồn thanh thản nhẹ nhàng. Người ta thăm viếng nhau, chào đón nhau, chúc tụng nhau bằng những lời tốt đẹp và trao cho nhau những nụ cười hoan hỷ, thân thiện làm cho không khí ngày xuân vốn đã ấm áp lại càng ấm áp thêm hơn. Trong những ngày tết, nhất là ngày mồng một, mọi người hết sức cẩn thận lời ăn tiếng nói và hành vi cử chỉ của mình. Bởi lẽ theo họ, đây là thời điểm khởi đầu của một năm, và những điều tốt xấu trong năm ấy đều có liên quan và bắt nguồn từ ngày này của những lời ấy.



Nếu nhân gian xem Mồng Một Tết là ngày quan trọng như thế nào thì đạo Phật cũng xem ngày nầy quan trọng như thế ấy, thậm chí còn quan trọng hơn nhiều.  Bởi vì với đạo Phật, đây không những là ngày đầu tiên của một năm mà còn là ngày đánh dấu cho sự ra đời của một vị Phật tương lai - Phật Di-lặc. Vì thế, với đạo Phật, mừng xuân mới cũng chính là mừng Xuân Di-lặc vậy.

Trong nghệ thuật tranh tượng của Phật giáo, ngài Di-lặc thường được mô tả theo một hình thức hết sức đặc biệt với cái bụng thật lớn và cái miệng cười thật tươi để nói lên rằng:
“Bụng trống năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ
Miệng lớn hay cười, cười những việc khó cười trong thế gian.” 

Nụ cười của đức Di-lặc là nụ cười hoan hỷ bất diệt, tâm hồn của đức Di-lặc là tâm hồn bao dung không bờ bến. Và, không ai nhìn vào hình tượng của Ngài mà không cảm thấy lòng mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng.
Thật ra không phải ngẫu nhiên mà tượng Phật Di-lặc được tạc theo hình thức như vậy, mà đây chính là thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào trong cuộc đời.

Cười chẳng có gì là khó, vì nó chẳng hao công sức cũng chẳng tốn bạc tiền. Nhưng, để có được nụ cười với những hiệu quả của nó đôi lúc lại là một việc không dễ dàng chút nào. Vì thực tế cho thấy, có người suốt ngày chẳng tìm ra được nụ cười dù đó chỉ là nụ cười gượng gạo. Lý do thật dễ hiều. Bởi lẽ, đôi lúc hoàn cảnh khiến cho tâm hồn con người ta trở nên khô cứng và vì vậy phải sống trong ầm thậm lặng lẽ để rồi dần đánh mất đi nụ cười. Bảo rằng, cười sao được khi cuộc sống có quá nhiều lo âu phiền muộn, cười sao được khi biết bao đau khổ đang đè nặng trong tâm hồn. Nói một cách khác, con người ta chỉ cười khi trong lòng không có phiền muộn lo âu, ít có ai cười trong hoàn cảnh trái ý nghịch lòng. Và chính vì thế mà khiến cho cuộc đời càng trở nên mệt mỏi, căng thẳng và thật sự có những nụ cười mà trong đó là lệ chảy.

Cuộc đời vốn đã quá nhiều đau khổ và vì thế rất cần đến những nụ cười. Bởi vì nụ cười là cửa ngỏ của con tim, nó mở lối cho tình người xích lại gần nhau; nụ cười làm ấm lại một tâm hồn đang bơ vơ lạc lõng, nụ cười làm cho mọi người thông cảm lẫn nhau.  Lại nữa, cười có thể làm giảm bớt sự căng thẳng của cuộc sống, cười có thể làm vơi đi nỗi bực dọc, đau khổ trong tâm hồn.

Cuộc sống là sự tương quan giữa người với người là sự tương quan giữa người và thiên nhiên vật loại. Và, thái độ sống của người nầy ít nhiều đều có ảnh hưởng đến niềm vui và nỗi buồn của người khác và cho cả thế giới thực vật nữa. Ai có thể vui được khi bên cạnh họ có một người đang âu sầu, buồn bã; ai có thể vui được khi bên cạnh họ có người đang gắt gỏng, giận hờn. Cảnh làm sao vui, khi cảnh ấy có người buồn. Ngược lại, cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ hơn, bớt căng thẳng hơn khi mọi người biết cười và biết tặng nhau nụ cười hoan hỷ.

Nụ cười là nắng ấm mùa xuân, là đóa hoa tô điểm cho cuộc đời, làm cho cuộc đời trở nên đẹp hơn và thi vị hơn. Vậy thì tại sao lại không cười? Đành rằng những nghịch cảnh trong cuộc sống đôi khi khiến cho con người ta muốn cười cũng không thể nào cười được. Nhưng nếu có thể cười được thì hãy cứ cười.

Nhưng làm thế nào để luôn có được nụ cười? Đó chính là khi ta biết buông bỏ tất cả những ưu tư, hờn giận trong tâm hồn; khi ta biết cười tán dương cho hạnh phúc của người khác, và khi ta biết cười được những việc khó cười trong thế gian. Đức Di-lặc là người có nụ cười như vậy. Ngài là biểu hiện cho tâm hồn hoan hỷ, bao dung của con người. Cho nên mỗi lần xuân đến là mỗi lần hình ảnh hoan hỷ của Ngài lại hiện về như để nhắc nhở chúng ta rằng:

“Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cuộc đời như nước chảy trôi
Lợi danh như bóng may chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời”.

Đời người chẳng có bao nhiêu, vì vậy hãy sống cho có ý nghĩa. Để sống có ý nghĩa trước hết là phải biết cười và biết cho người cụ cười. Bởi lẽ nụ cười là chất liệu của yêu thương, là mùa xuân bất diệt của nhân loại vậy.

18 Chiêu Thức Dân Gian Để Chiêu Tài

  Tất cả các nền văn hóa đều có tín ngưỡng của riêng mình, cũng như có những quan niệm khác nhau về sự may mắn. Một số nơi căn cứ vào những kinh nghiệm của tiền nhân truyền lại và cũng có những nơi dựa trên sự giải thích của hiện tượng tự nhiên..v.v...
    Cho đến sau này, những niềm tin đó được nhân rộng và lan truyền sang nhiều nền văn hoá khác nhau. Chúng được ứng dụng trong cuộc sống và không phân biệt về địa lý hay, dân tộc. Chúng ta có thể thấy điều đó qua những câu chuyện kể của ông bà tổ tiên về những hiện tượng thiên nhiên, những kinh nghiệm sống, những hiện tượng nhân sinh.v..v.. do đúc kết từ nhiều quan niệm của nhiều nền văn hoá. Chúng tôi đưa ra 18 mẹo thuật gian gian thú vị mà người xưa cho rằng sẽ mang lại tiền bạc cho họ. Chắc chắn các bạn cũng sẽ tự có cách quan niệm của riêng mình !


1. Đeo một chiếc nhẫn ngọc bích trên ngón tay út được cho là mang lại cho bạn sự giàu có cho bạn. Đối với nam giới đeo trên tay trái và với nữ giới đeo trên tay phải. Tốt nhất là phải tìm được chiếc nhẫn làm hoàn toàn bằng ngọc bích. Về kinh tế có thể rất tốn kém vì nó đòi hỏi phải có 1 viên ngọc bích lớn mới chạm khắc được một chiếc nhẫn nguyên khối, bạn có thể chọn loại ngọc chất lượng trung bình để chế tác nhẫn.

2. Bạn cắt một đoạn chỉ (hoặc sợi len) dài 30cm có màu xanh lá cây. Quấn quanh ngón tay út 5 vòng theo chiều kim đồng hồ thì buộc lại một nút. Cứ thực hiện như vậy cho đến hết sợi dây. Nam giới buộc sợi dây trên ngón tay trái, nữ giới buộc trên ngón tay phải. Trong các hoạt động hàng ngày, sợi dây có thể ướt hay đứt bạn nên làm lại với sợi dây khác. Người Trung Quốc, đặc biệt là những người có nguồn gốc Quảng Đông, tin rằng bằng cách làm này sẽ được kích hoạt rất nhiều may mắn và sự giàu có cho mình.

3. Mỗi buổi sáng trước khi bạn bước ra khỏi nhà, sử dụng một bút đỏ và viết chữ "Có Tiền" với tiếng Việt, "Money" với tiếng Anh hay ký tự $..v.v... trên lòng bàn tay phải của bạn. Làm điều này mỗi buổi sáng trong vòng mười lăm ngày, kể từ ngày mùng 1 đầu tháng tới ngày 15 và người ta tin rằng bạn sẽ nhận được may mắn về tiền bạc trong ba ngày kể từ ngày 16. Nó thậm chí còn hiệu quả hơn nếu bạn có thể sử dụng chu sa màu đỏ để làm điều này. Ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản mỗi cá nhân đều sử dụng con dấu thay cho chữ ký của mình, cũng có thể dùng con dấu đó hoặc họ thay thế bằng các hình ảnh có lời tốt đẹp để cầu mong sự may mắn.

4. Đây là một mẹo được sử dụng ở nhiều nơi để gia tăng may mắn và tạo ra sự giàu có. Bạn sẽ cần một viên ngọc, đá màu đỏ và một tờ giấy trang kim. Vẽ một ngôi sao lục giác trên mảnh giấy, đặt viên ngọc đỏ trên trung tâm của hình lục giác này, bọc lại cẩn thận và sau đó đặt nó dưới gối của bạn. Mỗi buổi sáng thức dậy, trước khi đi ra khỏi nhà bạn bỏ 1 đồng xu vào vị trị đặt viên ngọc trong gối. Sau đó nhắm mắt và nguyện ước mong muốn của bạn, có thể lặp lại nhiều lần ước muốn đó nếu bạn có thể. Thực hiện việc này trong vòng 15 ngày (từ mùng 1 đến 15 âm lịch). Đến đêm ngày thứ 15, bạn cất tất cả những đồng tiền và viên ngọc đỏ đó vào trong một chiêc hộp và giấu kín trong tủ quấn áo hay két tiền. Người ta cho rằng việc làm này sẽ gia tăng tiền bạc cho mình mỗi khi cần có may mắn trong tài chính.

5. Người Trung Quốc có một quan niệm rằng, trong khi đang đánh bài không nên đứng dậy đi vệ sinh hay rửa tay. Họ luôn quan niệm nước là tiền, ứng với câu nói "Núi quản nhân đinh, Thuỷ quản tài". Chính vì vậy, họ quan niệm là nếu đang thắng một số tiền trong một buổi cờ bạc, thì bạn không nên đi rửa tay và không đi nhà vệ sinh - hay giữ cho càng lâu càng tốt ! Họ cho rằng nếu bạn rời khỏi bàn đánh bạc để đi vào nhà vệ sinh, nó cũng giống như đổ tiền của bạn xuống mương vậy.

6. Một trong những khẩu hiệu của người chơi bài bạc của Trung Quốc là "Không Đánh Bạc Với Người Phụ Nữ Đang Mang Thai". Điều này là do người Trung Quốc tin rằng người phụ nữ đang mang bầu là đang mang may mắn của họ trong bụng và họ cũng có thêm môt cặp "mắt" để quan sát. Vì vậy, phụ nữ mang thai được cho là người may mắn trong cờ bạc. Thậm chí, họ còn cho rằng nếu có người đang mang bầu đứng bên cạnh thì cũng sẽ rất may mắn trong việc đánh bạc.

7. Ngược lại với người phụ nữ mang bầu, thì người Trung Quốc cho rằng khi bạn đang chơi cờ bạc không cho một người nào đó đọc một cuốn sách phía sau lưng hay ở phía trước của bạn, bởi vì từ "cuốn sách" độc giống như từ "mất".

8. Người Trung Quốc tin rằng, góc Đông Nam là phương vị tài lộc trong nhà. Không bao giờ được đặt nhà vệ sinh, sơn màu đỏ, để đèn đỏ tại khu vực này vì như vậy sẽ làm giảm sự may mắn về tài lộc cho gia đình bạn.

9. Người ta tin rằng có một vài gam muối bên trong ví của bạn sẽ thu hút sự giàu có và may mắn. Các tốt nhất là để đặt các muối bên trong một túi nhựa, sau đó đặt nó trong một ngăn bí mật bên trong ví của bạn. Bạn phải thay muối mỗi tháng, nếu không nó sẽ mất hiệu lực. Có một số người nói rằng việc sử dụng muối cũng có thể làm ở nhà vì nó sẽ làm cho ngôi nhà của bạn thu hút được tiền tài. Đặt một túi muối tại các góc tường trong nhà bạn, cứ 10 ngày thay muối 1 lần. Bạn cũng có thể treo một túi muối ở giữa cửa chính, phải thay nó hàng tháng. Điều này được cho là sẽ thu hút sự giàu có vì muối hút nước - Hút tiền !

10. Theo người Trung Quốc, khi họ đang làm những việc có tính may rủi như: mua xổ số, chơi bài...v.v... nếu gặp các Tu Sĩ hay Nhà Sư thì họ lập tức dừng lại không chơi nữa. Vì họ cho rằng, những đối tượng đó tượng trưng cho "Tính Không" hay "Hư Vô" nên sẽ làm họ không gặp may mắn.

11. Người Trung Quốc tin rằng nếu bạn đặt một cái quạt mầu đỏ ở trung tâm, phía Nam và Tây Nam của bất cứ phòng nào bạn sử dụng thường xuyên, điều này có thể tăng cường sự may mắn của cải cho ngôi nhà bạn. Theo phong thuỷ thì các hướng này thuộc Hoả và Thổ vì thế đặt chiếc quạt màu đỏ sẽ có những tác động tốt cho các hướng này.

12. Trong Phong thuỷ, việc đeo nhẫn cũng được xem là một cách tăng sự may mắn và giảm sự hao tổn tài khí. Để tăng uy quyền, bạn có thể đeo một chiếc nhẫn vào ngón tay trỏ của bạn. Để tăng đào hoa vận (với người chưa có gia đình) và tăng sự yêu thương (vói người đã có gia đình) hãy đeo một chiếc nhẫn vào ngón tay đeo nhẫn của bạn. Trong trường hợp chỉ tay của bạn có dấu hiệu hao tài, bạn có thể đeo một chiếc nhẫn vào ngón giữa để ngăn cản sự hao tổn đó. Nhưng nhớ không bao giờ đeo nhẫn vào ngón tay cái, như vậy sẽ làm mất đi sự mạnh mẽ, sự giàu có và khó thành công trong cuộc sống.

13. Một điều cần chú ý với nhưng doanh nhân, không bao giờ được để vỉ đập ruồi trên kết tiền hay tại bàn của thủ quỹ. Người ta cho rằng, như vậy sẽ xuôi đuổi khách hàng cũng như tiền tài đi. Cùng với ý nghĩa đó, bạn không nên để một chiếc chổi bên cạnh hay dưới bàn thu ngân, nên cất nó vào những góc khuất khác.

14. Theo quan niệm của người Trung Hoa Cổ, "đi trên tiền" là một sự tốt lành. Nó như là một dấu hiệu của sự thăng tiến cũng như chiêu tài, tiếp lộc. Vì thế, khi làm nhà hay giai đoạn hoàn thiện họ thường chôn những đồng xu cổ dưới nền nhà hay ngay tại bậc ra vào của cửa chính. Bạn cũng có thể đặt dưới thảm trước cửa chính hay trong phòng khách của nhà bạn vài đồng xu cổ để chiêu tài lộc.

15. Đây là một mẹo thuật để gia tăng sự giàu có, bạn có thể làm thử. Bạn hãy chọn một chiếc hộp bằng gốm, sứ không quá lớn. Viết tên và ngày sinh nhật của bạn cũng như những người của các thành viên gia đình lên chiếc hộp đó (có thể viết vào giấy rồi bỏ vào trong hộp). Bên trong chiếc hộp đặt thêm 12 đồng xu cổ, 1 chiếc la kinh, 1 con kỳ lân, 1 kim nguyên bảo và các đồng tiền lẻ của 9 quốc gia. Sau đó chọn ngày tốt, chôn chiếc hộp đó trong khu vườn của nhà bạn (nếu không có vườn thì chọn 1 chiếc lọ hoa to để đặt chiếc hộp vào bên trong) vào lúc 13 giờ.  Theo cổ nhân, bạn sẽ gặp được nhiều may mắn trong kinh doanh và công việc sau 9 ngày.

16. Một cách khác tạo ra sự may mắn trong tài chính cũng được nhiều nơi nói tới. Đó là bạn dùng cuốn sổ tiết kiệm, 7 nén hương, tiền vàng và trái cây khô gói trong 1 tờ giấy màu đỏ. Đặt gói giấy đó lên trên 1 chiếc bàn và bạn ngồi xuống theo tư thế ngồi thiền (2 bàn tay đặt tại vị trí đầu gối, lòng bàn tay ngửa, 2 mắt nhắm hờ) và tập trung vào gói giấy màu đỏ đó ước nguyện. Hành thiền trong 10 phút mỗi lần. Bạn có thể lặp lại việc đó nhiều lần. Người ta nói rằng khi bạn hành thiền, những ước nguyện bạn tạo ra trong tâm trí của bạn lúc đó sẽ có công năng làm sự giàu có sẽ đến với bạn nhanh hơn.

17. Một mẹo thuật khác có liên quan tới muối. Như chúng ta đã biết trong bài viết trước, muối biển được dùng để chiêu tài khi treo 1 gói nhỏ ở cửa ra vào. Ngoài ra, muối còn có tác dụng thu sát hay trừ vận đen. Người Trung Quốc cho rằng, nếu bạn đặt một hũ màu xanh đen hoặc màu đen đổ đầy muối tại khu vực khô của nhà bếp, nó sẽ không chỉ thay đổi vận may của bạn mà nó còn cải thiện mối quan hệ của vợ chồng. Hũ muối nên được thay mới sau 10 ngày sử dụng. Muối cũ nên được đỏ đi, không dùng lại.

18. Đây là một chiêu thức làm thay đổi lớn trong giai đoạn khó khăn của bạn. Bạn lấy một củ khoai tây, khắc tên bạn vào đó và đặt vào một bát nước hoặc bình nước. Ban ngày đặt nó ở ngoài trời, mang vào nhà vào ban đêm. Sau khi khoai tây bắt đầu nẩy mầm, bạn hãy ăn củ khoai tây (bao gồm cả phầm mầm và lá). Sau đó, bạn có thể trải nghiệm một sự thay đổi lớn trong cuộc sống của bạn.

(st )

HÓA GIẢI PHONG THỦY XẤU THEO BÁT TRẠCH MINH

CÁC CÁCH HÓA GIẢI THEO BÁT TRẠCH MINH CẢNH

- Hai căn nhà có cửa chính xung đối nhau :

     Theo Phong Thuỷ, nếu hai nhà có cửa chính xung đối sẽ làm cho khí nhà này xung thẳng vào cửa nhà kia nên chắc chắn sẽ có một nhà bị xấu. Để khắc phục có thể dùng gương Bát Quái hoặc chuông gió treo ở cửa. Gương trong Phong Thuỷ có tác dụng phản xạ lại luồng khí bay tới, nhưng việc sử dụng gương phải hết sức cẩn thận, không được sử dụng bừa bãi vì gương có thể phạn xạ cả cát khí.

     Ngoài ra để hoá giải hung khí có thể dùng đôi con nghê, tượng Quan Công, tượng Phật Bà để trấn ở cửa hoặc dùng các loại cầu thuỷ tinh treo để hoá giải.
- Nhà ở có đường đâm thẳng vào nhà :

      Nếu có con đường đâm thẳng vào nhà thì hung khí sẽ dội thẳng vào nhà. Ở nhà này không yên ổn dễ sinh thị phi bệnh tật, hao tổn tài lộc. Để khắc phục có thể dùng gương Bát Quái hoặc xây tường cao để chắn. Ngoài ra để hoá giải hung khí có thể dùng đôi con nghê, tượng Quan Công, tượng Phật Bà để trấn ở cửa.


- Nhà ở có dốc cao chạy thẳng vào nhà :

Nếu có dốc cao chạy thẳng vào nhà thì khí sẽ xung thẳng vào nhà hoặc khí đổ thẳng ra đường. Khí vận chuyển trong ngôi nhà cũng
như mạch máu trong cơ thể, phải thu nạp sinh khí và xuất đi uế khí. Khí vận chuyển phải quanh co uốn lượn không được xộc thẳng
vào hoặc xộc thẳng ra ngoài. Trường hợp này cần xây nhiều bậc lên xuống để giảm xung khí và treo rèm ở cửa ra vào. Dùng thêm chó đá, đôi con nghê, hoặc tượng Quan Công, tượng Phật Bà chế ở vị trí dốc cao đâm vào nhà.

- Nhà có cửa chính thông với cửa hậu :
Nếu cửa chính thông với cửa hậu và cửa giữa (nếu có) thì tạp thành thế ba cửa thông nhau. Khí vào sẽ bị thất tán hết, chủ tiền tài không vượng, hao tổn tiền tài, khng cầm giữ được tài lộc. Trường hợp này cần sửa lại cửa hoặc đặt bình phong chắn ở giữa để cửa chính và cửa phụ không nhìn thấy nhau nữa. Dùng cầu thuỷ tinh treo ở vị trí thông giữa hai cửa, dùng tượng rùa đầu rồng hoặc tượng Tam Đa che chắn ở phía cửa phụ.
Nếu cửa chính bị phạm hướng xấu thì dùng hướng bếp để khắc chế, cụ thể như sau :

- Hướng cửa chính phạm Ngũ Quỷ thì đặt bếp hướng Sinh Khí
- Hướng cửa chính phạm Tuyệt Mệnh thì đặt bếp hướng Thiên Y
- Hướng cửa chính phạm Lục Sát thì đặt bếp hướng Phúc Đức
- Hướng cửa chính phạm Hoạ Hại thì đặt bếp hướng Phục Vị

Ví dụ : Người sinh năm 1957- Đinh Dậu mệnh cung Đoài, cửa chính hướng Nam là Ly phạm Ngũ Quỷ. Vậy phải đặt bếp hướng Tây Bắc để chế vì Tây Bắc là Càn được Sinh Khí sẽ hoá giải được hướng cửa chính bị phạm.

- Gương trong phòng ngủ :

Gương trong Phong Thuỷ có tác dụng phản xạ lại các luồng hung khí chiếu đến. Việc sử dụng gương phải hết sức cẩn thận không được đặt bừa bãi. Trong phòng ngủ, khi nằm không nên nhìn thấy mình trong gương. Nếu nhìn thấy thì khí bị xung sát dễ gây nên mộng mị, ảnh hưởng sức khoẻ.

- Xà nhà chắn ngang giuờng ngủ hoặc bàn thờ, bếp :

Tại các vị trí đặt xà, khí của nó tương đối mạnh và thường là sát khí. Nếu giường ngủ đặt ngay dưới xà nhà hoặc dưới chân cầu thang thì vô cùng bất lợi. Cần khắc phục bằng cách kê giường chỗ khác hoặc dùng một trần gỗ hoặc giấy căng ngang phủ lấy xà nhà. Như vậy sẽ giảm bớt tác động xấu của xà. Điều này cũng áp dụng tương tự với bếp và bàn thờ.

- Trước nhà có căn nhà đổ nát :

Nếu đối diện nhà có căn nhà hoang tàn đổ nát thì hung khí của nó sẽ tác động ngay đến nhà mình và gây ra nhiều tác động xấu. Cần treo gương Bát Quái hoặc một chuông gió ở trước cửa để hoá giải hung khí do nhà đối diện mang lại. Có thể dùng tượng Quan Âm, Quan Công hoặc tượng Tam Đa để hoá giải hung khí.

- Trước nhà có 1 cây to hoặc cây khô trước nhà :

Phong Thuỷ tối kỵ có cây khô trước nhà, hoặc trước nhà có một cây to, gọi là độc mộc, chủ buồn khổ cô độc. Vì vậy cần chặt hết những cây khô trước nhà và không trồng duy nhất một cây to. Nếu có cây to và chưa chặt được thì dùng một đèn sáng trước cửa hoặc tranh thuộc Hoả nhiều màu đỏ treo trước cửa.

- Nhà ở đối diện đường vòng hoặc giao lộ :

Nếu ở đối diện đường vòng hoặc đối diện thì khí xung sát sẽ chiếu thẳng vào nhà. Sát khí làm hao tổn nhân đinh, gây thị phi bất hoà, ly tán gia đình, sát vợ hại con. Trường hợp trên chỉ dùng làm cơ sở kinh doanh không nên ở. Trước nhà nên dùng gương Bát Quái hoặc xây rào chắn. Có thể dùng chó, nghê, ruà đầu rồng, tượng Quan Công, Quan Âm,... để trấn áp, hoá giải luồng hung khí.
- Thiên Trảm Sát :

Phong Thuỷ tối kỵ trước nhà mình có một khe hở giữa hai nhà cao tầng chiếu thẳng vào nhà hoặc nhà bị kẹp giữa 2 nhà cao tầng gọi là “Thiên Trảm Sát” rất xấu cho ngôi nhà . Vì thế cần dùng một chuông gió treo trước nhà để hoá giải hung khí hoặc dùng một bể cá, một bình nước đặt ở trước nhà hoặc ở cửa sổ để tiết chế hung khí do Thiên Trảm Sát gây ra. Dùng các vật khí chế hoá bằng pha lê cũng phát huy tác dụng rất tốt. Cũng có thể đặt gương lên trên nóc nhà để tạo dòng đối lưu khí.

- Gian phòng khách bị lộ :
Nếu nhà gần đường đi lại mà người đi ngoài đường có thể nhìn thấy rõ phòng khách và những người ngồi trong nhà thì theo Phong Thuỷ điều đó rất bất lợi cho gia chủ. Gây nên chuyện thị phi, bất hoà, hao tán tài lộc. Hãy xây tường bao hoặc cổng, cửa, nếu không thể xây thì dùng mạnh hoặc rèm che khuất để người ngoài không thể nhìn trộm vào nhà. Dùng các vật khí trấn áp như rùa đầu rồng, nghê, tượng Quan Công, Đường Chu Quỳ trong phòng khách hướng ra cửa.

- Giường ngủ hoặc bàn đọc sách gần cửa sổ :

Nếu giường ngủ hoặc bàn làm việc, bàn đọc sách gần cửa sổ thì khí bên ngoài sẽ xung thẳng vào giường hoặc bàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc học hành và công việc. Khí đến giường ngủ cần yên tĩnh, kín đáo. Khí đến bàn làm việc, bàn đọc sách tránh phân tán. Vì thế, gặp trường hợp trên nên treo rèm trước cửa sổ hoặc đóng lại không sử dụng. Dùng thêm các vật khí lợi cho công danh thi cử như qủa cầu, cây tre, trúc, đôi ống sáo,....

- Giường ngủ hoặc bếp gần nhà vệ sinh :

Trong bài trí Phong Thủy tối kỵ nhà bếp hoặc giường ngủ sát ngay nhà vệ sinh. Uế khí của nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và nguồn tài lộc của gia đình. Gặp trường hợp trên nhất thiết phải di chuyển giường và bếp, hoặc phá nhà vệ sinh đi không dùng nữa. Để khắc phục phải sử dụng các vật khí hỗ trợ sức khoẻ như Hồ Lô, Khánh Rồng,...

- Bàn thờ ở trên hoặc dưới nhà vệ sinh :
Hiện nay, ở các đô thị có rất nhiều nhà cao tầng và gian thờ thường đặt trên tầng thượng. Cần chú ý không để bàn thờ mà ở tầng dưới có nhà vệ sinh. Uế khí của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thờ cúng gia tiên, gây nên nhiều điều xấu cho gia chủ. Gặp trường hợp trên cần di chuyển bàn thờ ra vị trí khác hoặc đóng nhà vệ sinh lại không sử dụng nữa.

Hoá giải Sao xấu chiếu đến cửa chính vào mỗi năm

Qua việc phân tích Phi Tinh Trạch Vận, quý vị đã hiểu được sự quan trọng về khí vận do các Phi Tinh đem lại. Nếu phi tinh chiếu ở cửa chính là tốt thì sẽ mang lại cát khí cho ngôi nhà, tăng vượng khí sẽ vượng nhân đinh và tài lộc. Trái lại, nếu gặp hung tinh chiếu thì gia chủ sẽ chịu nhiều tổn thất tuỳ bản chất từng sao chiếu vào, nhẹ thì thị phi, khẩu thiệt, nặng thì hao tài tốn của, tổn thất nhân đinh.

Ví dụ : năm Giáp Thân - 2004 các sao xấu là Tam Bích - hướng Đông, Ngũ Hoàng - trung tâm, Cửu Tử - hướng Nam, Nhị Hắc – hướng Tây Nam, Thất Xích - hướng Tây.

Sau đây là giải pháp hoá giải hung khí do các sao chiếu vào hướng cửa chính : Chủ yếu dùng các vật khí chế hoá và trấn yểm như cầu thuỷ tinh, chuông gió, tượng Quan Công, Tam Đa, Phật Bà, Rồng, Rùa,... Cụ thể phân định Ngũ Hành hoá giải cho các sao như sau :

Sao Ngũ Hoàng : Tối độc, mang hành Thổ. Vì vậy nếu sao này chiếu đến cửa chính thì tốt nhất nên dùng cổng, cửa bằng kim loại để tiết chế khí Thổ. Dùng 1 chuông gió treo trước cửa để tránh hung khí. Sơn cổng cửa màu trắng, tránh dùng màu đỏ, giảm việc sử dụng các loại đèn điện.

Sao Tam Bích : xấu, mang hành Mộc, chủ thị phi hao tán tài lộc. Nếu sao này chiếu hướng cửa chính thì cổng cửa sơn màu đỏ, dùng thảm đỏ trải cửa, dùng nhiều loại đèn điện ở cửa, tránh dùng các loại thuỷ, treo ở cửa một chuông gió để hoá giải hung khí.

Sao Thất Xích : rất xấu, mang hành Kim, chủ trộm cướp, hao tán tài lộc, công danh bế tắc. Nếu sao này chiếu hướng cửa chính thì cổng cửa sơn màu đen, dùng một bể nước hoặc bể cá cảnh to trước cửa trong thả 1 con cá màu đen, nếu không thì dùng một bình đựng nước muối. Tránh dùng các loại thuỷ tinh, treo ở cửa một chuông gió để hoá giải hung khí.

Sao Nhị Hắc : xấu, mang hành Thổ, chủ bệnh tật còn gọi là sao Bệnh Phù. Nếu sao này chiếu hướng cửa chính thì dùng cổng, cửa bằng kim loại để tiết chế khí Thổ. Dùng 1 chuông gió treo trước cửa để tránh hung khí. Sơn cổng cửa màu trắng, tránh dùng màu đỏ, giảm việc sử dụng các loại đèn điện.
Màu sắc các phòng trong căn nhà không hợp lý

Việc bố trí màu sắc cho các phòng cần tuân thủ theo nguyên lý ngũ hành sinh khắc. Thường phòng ngủ tối kỵ màu tối, cần dùng các gam màu sáng, ấm áp để gợi cảm giác ấm cúng như màu hồng, giấc ngủ sẽ ngon hơn. Tránh treo các tranh ảnh gây cảm giác cô đơn buồn tẻ như cánh buồm cô độc chẳng hạn. Nên treo các tranh gợi cảm giác đoàn tụ sum họp.
Phòng ăn nên dùng gam màu vàng vì màu vàng thuộc Thổ sẽ hợp với một gian phòng ăn vì thức ăn và dạ dày thuộc Thổ.

Phòng khách nên bố trí màu sắc tươi sáng, hài hoà với nội thất sao cho màu tối và màu sáng cân bằng nhau, đó cũng là cái lý âm dương hài hoà.
Phòng học, phòng đọc sách nên bố trí nhiều màu xanh, nên trồng các loại cây xanh như trúc cảnh, hợp với sao Văn Xương chủ về công danh, thi cử.

Nên dùng các tranh Phong Thuỷ treo trong từng phòng

Sau đây là bảng màu hợp với bản mệnh của mỗi người :

Bản mệnh Màu sắc
Mộc Màu Xanh
Hoả Đỏ, Hồng
Thổ Vàng, Nâu
Kim Trắng, Bạc
Thuỷ Đen, Tím sẫm

1. Bàn làm việc đối diện cửa khẩu thiệt bất đoạn :
Nếu bàn làm việc đối diện thẳng với cửa , nơi đó người qua người lại khiến bạn làm việc không chuyên tâm , lại dễ bị tiểu nhân gây chuyện phải trái , nếu muốn hóa giải nên đặt trên bàn làm việc các con vật Uy Vũ như Sư Tử , Kim Long , Kỳ Lân , Tỳ Hưu , Kim Tiền Báo ….Cần bài trí cho quay mặt đối với cửa , ngoài việc có thể chiêu tài vận tốt từ bên ngoài , còn có thể thay bạn kháng cự đẩy lùi vận xấu , giảm bớt tiểu nhân đến phạm vào bạn ! ( Các Thần Vật tất nhiên phải được khai quang điểm nhãn hoặc chọn ngày giờ chính xác mới có hiệu lực mạnh mẽ )
2. Góc Tường khắp nơi :
Ở nơi phòng làm việc mà khắp nơi đều có các cạnh góc tường lộ ra , cần cẩn thận với khí trường có nhiều mũi , cạnh nhọn này dễ dẫn đến sự rối ren giữa đồng nghiệp với nhau , thiếu sự kiên nhẫn , cá tính biến thành vội vã không yên . Lúc ấy có thể dùng năm viên thủy tinh theo ngũ hành đặt tại nơi góc tường , Ngũ hành thủy tinh ( Ngũ Hành Trận Đồ ) nguyên có thể chiêu phúc kháng sát , nên có thể hóa giải sát khí của mũi nhọn , làm cho các đồng sự vui vẻ , làm cho yên ổn tâm thần , làm cho mọi việc dần tốt hơn .  Dùng Ngũ Hành Trận Đồ hoặc Thất Tinh Trận Đồ tất nhiên phải tuân thủ các phương pháp lập Trận Pháp của Kỳ Môn )
3. Ý Tưởng Cạn Kiệt – Văn Xương Diệu Bút Đến Lại Hồi Sinh : tinh thần sáng tạo của người ta không phải lúc nào cũng như dòng suối tuôn trào , tất nhiên sẽ có lúc khô kiệt , thử tinnhs mà xem ngày nào cũng chăm chăm chú chú nhìn vào màn hình máy tính tất sẽ có lúc chẳng bới ra được ý gì hay . Muốn giải trừ điều này nên đặt ở bên trái của bàn làm việc ( Tính theo người ngồi ) một cây Bút Văn Xương ( Loại bút lông viết chữ Hán cổ ) . Đó là nhờ Thần Văn Xương để đại khai trí tuệ , bổ sung nguồn trực giác . Làm cho sức sáng tạo không lúc nào ngừng . Tất nhiên tiền tài cũng đến ầm ầm .
( Bút Văn Xương làm bằng nhiều chất liệu như lông thỏ , lông sói , sợi hóa học nhưng nếu được một cây Thai Bút là tốt nhất ) .
4. Phong Ấn Tiểu Nhân – Khai Vận Ấn Chương Làm Tất Được .
Mỗi cá nhân đều có rất nhiều các loại ấn ( Ở Trung Quốc , Hồng Kông , Đài Loan các Đại Gia thường dùng ấn ngọc để thay cho chữ ký ) . Nếu như là quan chức hoặc đại gia mà thường hay bị một tiểu nhân nào đó quấy phá . Nên dùng ấn bằng đá ngọc thạch ( Thiên Nhiên ) khắc tên họ của mình đề lên tiểu nhân đó . Đầu tiên viết trên giấy tên họ tiểu nhân 49 lần , rồi liên tiếp đóng dấu của mình lên tên họ của tiểu nhân đó 49 cái . Làm thế có thể có hiệu quả cái tai ách tiểu nhân đó . Ưu phiền từ đó cũng được hóa giải .
( Tất nhiên khi chế tạo ấn tất nhiên phải tuân theo các phép Kỳ Môn thì mới có hiệu quả và tốt nhất Ấn phải khắc bằng chữ Hán ) .

10 nguyên tắc trong phong thủy

1. Một hệ thống chỉnh thể :

     Một môn khoa học hoàn chỉnh phải có một chỉnh thể hệ thống luận thống nhất. Trước đây chúng ta hay bắt gặp những mảnh vụn của một lý thuyết hợp nhất nên có cảm tưởng rằng Phong Thuỷ là một môn khoa học phiến diện thiếu tính hệ thống.

    Kỳ thực nó phải dựa trên một chỉnh thể hệ thống luận, lấy con người làm trung tâm của thiên nhiên, bao quát thiên địa vạn vật, hoàn cảnh xung quanh con người có nhiều yếu tố chúng có mối liên hệ tương hỗ, hạn chế, tương hỗ tồn tại, tương hỗ đối lập và chuyển hoá. Phong Thuỷ học có mục đích truy tìm những nhân tố này, xem xét để tối ưu hoá kết cấu giữa các nhân tố tìm sự tổ hợp tốt đẹp nhất. Phong Thuỷ luôn quan tâm chú ý đến tính chất chỉnh thể của hoàn cảnh.
    Hoàng đế Trạch Kinh viết : "Lấy hình thế như thân thể, lấy sông nước như huyết mạch, lấy đất đai như da thịt, lấy thảo mộc như lông tóc, lấy đường ốc như y phục, lấy cổng cửa như đai mũ, nhược đắc như suy nghĩ, xem xét nghiêm túc như thế là thượng cát". Như vậy ứng dụng nguyên tắc này vào môn Phong Thủy là phải xem xét thấu đáo tất cả các nhân tố xung quanh môi trường, phối hợp, loại bỏ và tương tác chúng theo một hệ thống thống nhất đặt con người là trung tâm. Phong Thuỷ hiện đại còn cần lấy con người, mục đích sinh sống làm việc của con người làm trọng tâm.

2. Nguyên tắc Nhân - Địa phù hợp :

Nguyên tắc này là căn cứ tính chất của hoàn cảnh khách quan để thích nghi với mục đích, phương thức sinh hoạt của con người. Nước ta địa hình phức tạp, đồi núi sông hồ đa dạng, địa mạch kéo dài, thổ nhưỡng khí hậu đa dạng, địa hình thiếu đồng nhất. Mỗi vùng mỗi miền có một đặc trưng riêng về đất đai, mạch núi mạch sông, khí hậu, lượng mưa, rừng nhiều ít. Miền Tây Bắc thì núi non trùng điệp, khí hậu lạnh cần tàng phong tụ khí, tránh khí lạnh xâm nhập, tránh lụt lội lở đất. Miền Nam thì nắng nhiều, mưa ít phòng hoả hoạn, hạn hán. Chính vì thế phải phân hoạch cụ thể mỗi vùng thì phù hợp với Phong Thuỷ như thế nào, từ đó có cách thức hài hoà với điều kiện sinh sống và làm việc của con người.

3. Nguyên tắc dựa vào sơn thuỷ :
Nguyên tắc nương dựa theo sơn thuỷ là nguyên tắc tối cơ bản nhất của Phong Thuỷ, sơn mạch đại địa là khởi nguyên của năng lượng, thuỷ là mẹ của vạn vật, nếu không có mạch nước mạch núi thì con người và vạn vật không thể tồn tại. Nương theo hình thế sơn thuỷ chia làm hai loại, loại thứ nhất là "sơn bao huyệt" đất bao xung quanh huyệt, tức là xung quanh huyệt có ba mặt bao quanh bởi quần thể núi non, ở giữa là khoảng không, mặt phía nam của huyệt khoáng đạt có minh đường rộng lớn. Thế mạch núi của nước ta kéo dài trùng điệp theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài qua hàng trăm cây số đột nhiên hội tụ lại, 3 phương Tây, Bắc, Đông hội tụ thành 3 đỉnh núi thế liên hoa như đài sen nở ra ôm lấy nhuỵ, ở giữa là huyệt tốt lành. Nếu là làng xóm, thị trấn thì yên bình phát triển. Nếu là huyệt nhỏ thì thành gia đình uy danh phú quý phát nhiều đời, nam nữ già trẻ tôn ti phép tắc phúc thọ lâu dài.

Loại thứ hai là loại "huyệt bao sơn", tức là lấy một ngọn núi trung tâm làm chủ, nhà cửa xây dựng lấy núi làm lưng mà dựa vào, hướng ra xung quanh. Núi ở sau lưng che chở bảo vệ cho huyệt thành thế đượ che chắn, tàng phong tụ khí vốn là nguyên lý chuẩn tắc của Phong Thuỷ, những đỉnh núi đẹp đẽ, địa mạch cát lành hội tụ, phía trước đỉnh núi thường có sông hồ hội tụ làm minh đường, thế toạ núi nhìn sông thường thấy nhất trong các huyệt vị đẹp về Phong Thuỷ.

4. Nguyên tắc quan sát hình thế :

Phong Thủy vô cùng quan trọng việc quan sát hình thế mạch khí, sơn thuỷ vì có quan hệ trực tiếp đến học phúc, phải quan sát tiểu cục thông qua sự tương quan với đại cục. Nếu đại cục hưng vượng thì cho dù tiểu cục có xấu cũng không đang ngại, nếu cả hai cùng xấu thì không nên dùng. Thoạt tiên phải xem xét tổ sơn long mạch xuất phát từ đâu đến, sau xem xét cụ thể các đỉnh núi mà long nhập thủ, xem xét cốt cách, hình dáng luận tính chất của mạch, xem xét sa sơn, thuỷ đến, thuỷ đi, xem xét minh đường rồi mới xem đến cách cục nơi huyệt toạ lạc. Nhiều khi thông qua quan sát hình thế đã phần nào nhận định được hoạ phúc, đó cũng chính là điểm mấu chốt của trường phái hình thế khi xem xét Phong Thuỷ. Cách thức chung nhất thường là xem xét xem long mạch chạy theo hình thế như thế nào, sau đó quan sát nơi có quần sơn toạ thủ hoặc nơi long mạch đổi hướng thì chắc chắn có huyệt, tìm kiếm các sơn bao bọc huyệt, dựa vào thuỷ tìm ra minh đường, rồi luận đến tính chất tốt xấu của huyệt dựa vào hình thế núi non sông nước, hình thế của án sơn, sa sơn, thuỷ đến, thủy đi.

5. Thẩm định địa chất :

Phong Thuỷ không thể không có khoa học về địa chất, riêng môn địa chất đã chứng minh được là nó có những liên hệ mật thiết đến sức khoẻ đời sống con người. Con người luôn có những dao động điện từ, ngay môi trường xung quanh cũng có những trường điện từ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người thông qua sự giao thoa về trường sóng. Những yếu tố sinh hoá cũng vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khí hậu và nguồn nước nơi con người sinh sống. Có thể khảo sát thông qua những yếu tố sau :

- Sinh hoá : Phẩm chất của đất hàm chứa những nguyên tố có lợi cho sức khoẻ, tránh những nguyên tố phóng xạ hoặc gây hại cho sức khoẻ. Thông qua quan sát màu sắc, mùi vị của đất, cần được màu sắc tươi tắn, hoặc đỏ vàng, hoặc nâu đen mịn màng, tránh mùi vị tanh hôi. Chất lượng đất cũng có thể phát hiện thông qua sự sinh trưởng của thực vật vùng quanh huyệt.

- Từ trường : Nếu vùng đất tồn tại phóng xạ hoặc từ trường xấu cũng sẽ ảnh hướng đến sinh hoạt, từ trường cần thuần nhất, tránh hỗn tạp, thông qua đo đạc la bàn ở nhiều vị trí có thể xác định được từ trường của huyệt tốt hay xấu. Hiện có những trường phái cảm xạ thông qua con lắc để thẩm định từ trường quyết định mức độ tốt xấu của huyệt. Ngay trong quá trình xây dựng cũng cần thiết lưu ý điều này, tránh những nguồn phát từ trường có hại cho huyệt.

6. Thẩm định nguồn nước :

Nước vô cùng quan trọng đối với các sinh vật nói chung và với con người nói riêng. Về Phong Thuỷ, nước chính là những dòng mạch đi kèm hộ vệ cho sơn mạch. Chất lượng của đất quyết định chất lượng của nước bởi nước sinh từ trong lòng đất. Các phái Phong Thuỷ kinh điển chú trọng "tầm long nhận khí", nhận khí thuờng thủy", tức luôn lấy chất lượng thuỷ làm tiêu chuẩn đánh giá khí trường tốt xấu. Nên lưu ý những kinh nghiệm sau đây về chất lượng cuả nước : Quý nhất là sắc nước trong màu xanh ngọc, vị ngọt hoặc nước phát ra mùi thơm không tanh hôi chủ đại quý. Khí chất nước trong màu trắng, vị thanh, ấm áp chủ trung quý. Mạch nước cần dài sâu, bốn mùa xuân hạ thu đông đều không cạn kiệt. Tránh nước có màu sắc đen, sắc đỏ, nguồn nước hung dữ, nước vẩn đục tanh hôi, hoặc vị đắng chủ hung khí. Phải lưu ý rằng nếu nước xấu sẽ có những nguyên tố có hại cho sức khoẻ con người mà khoa học hiện đại cũng chỉ ra đó là những nhân tố có thể gây bệnh như ung thư.

7. Toạ bắc hướng nam :

Đối với các tỉnh phía Bắc, chịu ảnh hưởng chủ yếu của khí hậu nhiệt đới gió mùa, gió mùa thường thổi vào từ phương Bắc mang theo khí lạnh nên gọi là âm phong, chủ hại cho sức khoẻ con người và mọi vật. Phương nam thường có gió đông nam ấm áp, nhiều hơi nước gọi là dương phong tốt mang nhiều dương khí. Thường nhà cửa từ xưa đều chọn toạ bắc hướng nam vì vừa tránh được lạnh, vừa lấy được gió mát nam mùa hè. Tuy nhiên đối với các khu vực ở miền nam thì sự suy luận lại đảo ngược, phương bắc lại là phương tốt để lập hướng. Thông qua việc ngũ hành âm dương hoá các phương vị đã phản ánh được tính chất của khí hậu và sự vận chuyển các luồng khí theo thời gian và không gian.

8. Nguyên tắc hài hoà trung tâm :

Xét trong một chỉnh thể thống nhất, Phong Thuỷ tối quan trọng sự hài hoà âm dương, thể hiện ở nguyên lý nhà cửa phải hài hoà cân đối, không cao không thấp, không nghiêng lệch, thường được thiết kế theo nguyên tắc cân đối, đối xứng theo hình chữ Tam, chứ Tứ. Nếu hình thế quá cao thì gọi là cô dương không tốt chủ sự thái quá. Nếu hình thế quá thấp gọi là cô âm chủ sự bất cập, đòi hỏi phải cao vừa phải, cân xứng. Sau khi xây dựng nên các công trình sẽ hình thành nên trường khí, sự vận chuyển của khí phụ thuộc rất nhiều vào quy hoạch kiến trúc. Phải lấy khí uốn lượn hữu tình, tụ khí, tránh khí bị trực xạ, tản mát, minh đường cần rộng thoáng vừa với huyệt để dừng khí trước khi tụ lại huyệt. Lấy một toà nhà trung tâm làm chính, các phương tả hữu phải thiết kế phù trợ cho trung tâm, tránh to lớn hoặc cách xa trung tâm để tạo thế vua tôi triều củng.

9. Nguyên tắc cải tạo :

Ngoài việc thuận theo hình thế tự nhiên của núi sông, tìm ra nơi sinh khí tụ hội để xây dưng. Ngoài ra tự nhiên không phải bao giờ cũng tối ưu về mọi mặt. Thông qua sự khảo sát tìm ra khiếm khuyết của huyệt, dùng những cách thức cải sửa Phong Thuỷ thích hợp sẽ hoá giải được những bất cập. Nếu thiếu sơn thuỷ có thể xây dựng các công trình giả lập, khí không tụ tàng có thể xây dựng để hướng dẫn luồng đi của khí theo hướng thích hợp tránh được tản mát. Nếu chất lượng khí, nước không tốt có thể cải sửa thanh lọc dần biến hung thành cát hoặc ít ra cũng đỡ được một phần cái xấu.

10. Tiên tích đức hậu tầm long :

Cái đích cuối cùng cuả thuật Phong Thuỷ là đạt tới mức Thiên -Địa - Nhân tương hợp. Để sử dụng, cảm hoá được những nguồn năng lượng của trời đất, con người cũng phải có được những giá trị tương ứng về tâm linh với cùng một sự đồng cảm. Đòi hỏi phải tu nhân tích đức, chỉ khi có đức mới tìm ra được những huyệt vị tốt hài hoà với căn cơ của mình. Bởi luật nhân quả chi phối rốt ráo mọi hoạt động của con người.

Hình tượng ngựa

Hình ảnh Ngựa trong lịch sử luôn đáng để cho người đời khâm phục: Thành Cát Tư Hãn luôn gắn với tuấn mã. Hàn Tín không thể thiếu ngựa. Tam Tạng cũng phải ngồi trên lưng ngựa. Nền văn minh Hy-Lạp mà không có ngựa thì không thể nổi tiếng như chúng ta vẫn biết.

Người Trung Hoa sử dụng Ngựa làm phương tiện vận chuyển. Cho nên có Ngựa thì di chuyển nhanh hơn, dễ hơn, hiệu quả hơn. Và người Trung Hoa nói rằng Mã Đáo Thành Công (có Ngựa thì sẽ thành công).
Trong Phong Thủy, khi một hình tượng phổ biến mang nội dung tích cực sẽ tạo một “trường khí tích cực”, ngược lại một hình ảnh tiêu cực sẽ làm phát sinh “trường khí tiêu cực”. Theo đó, sự vận dụng hình tượng ngựa cũng không ngoài ý nghĩa này.
Ít ai mê Phong Thủy ngựa như doanh nhân, họ thường chọn hình tượng con ngựa để trang trí trong nhà mình hay chính nơi làm việc. Bởi theo Phong Thủy, con ngựa là không những là con vật trung thành nhất, ngựa còn là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, là con vật mang lại sự may mắn, tài lộc.
Một trong những biểu tượng Ngựa Phong Thủy thường thấy là hình ảnh Ngựa phi nước đại (hay “Lộc Mã”). Biểu tượng này tượng trưng cho sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến trong tiền tài.
Ngựa phi nước đại còn hàm ý về sự đi xa, nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác lâu ngày hoặc bôn ba đây đó. Đây là một vật khí không thể thiếu cho những doanh nhân thường xuyên đi xa. Trong trường hợp này, nên đặt ngựa ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc Đông Bắc để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này.
Cũng theo quan niệm phong thủy, nếu ai đang ở trong một tình huống cạnh tranh với đối thủ thì treo một bức tranh của chú ngựa cống phẩm là cách tốt nhất để có thể có được vận may chiến thắng. Nếu không thể tìm thấy một bức tranh thì họ tìm thứ gì đó có hình con ngựa (tốt nhất là bạch mã) thồ những vật quý giá và đang được dắt đi (lưu ý là dắt đi chứ không phải là đang bị cưỡi). Điều này còn biểu hiện cho sự thăng quan tiến chức.
Đôi ngựa - Hình ảnh đôi ngựa đồng mang nguyên khí của Kim, đem lại tài lộc, công danh, hóa giải sát khí của sao Nhị - Ngũ Hành Thổ vốn đem lại họa về bệnh tật, sa sút trong vận 8 là hung khí. Vật khí phong thủy hợp dùng cho Phong Thuỷ nhà ở, văn phòng, cửa hàng.
Tam ngựa - mang nguyên khí của Thổ, đem lại tài lộc, công danh và phát huy thổ khí.
Tám ngựa - Mã đáo thành công. Tám ngựa mang nguyên khí của vận 8 nên rất mạnh. Nên đặt vật khí này trên bàn làm việc và chỗ tài vị trong nhà, mặt nên hướng ra cổng lớn hoặc cửa sổ sẽ đại cát.
Mã thượng phong hầu (Tượng một con khỉ trên lưng con ngựa) - để mong ước cho việc thăng quan tiến chức, thường được đặt ở bàn làm việc. Lý do của việc dùng hình tượng này là chữ “hầu” nghĩa là khỉ cũng trùng âm với chữ “hầu” trong “vương hầu”. Cặp từ “ Phong hầu” có nghĩa là lên chức, tiến chức, còn chữ “Mã thượng” mang ý nghĩa là ngay lập tức. Do vậy hình tượng con khỉ ngồi trên lưng con ngựa là hình ảnh hàm ý cho câu “ Mã thượng phong hầu” thể hiện chủ ý cầu mong sự thăng quan tiến chức nhanh chóng.
Ngựa cụt đuôi: Hình ảnh ngựa cụt đuôi hay ngựa cột đuôi (ngựa đuôi bím hoặc là ngựa đuôi tó) là hình ảnh phú quý xa hoa bắt nguồn từ lối sống vương giả của các bậc vua tôi, thời nhà Đường, Trung Hoa cổ: tết đuôi ngựa của các cung phi thành các bím, sau đó búi gọn (búi tó) lên thành có bó ngắn trông như bị cụt. Tượng ngựa cụt đuôi mang tính biểu trưng cho sự cầu mong giầu sang, phát phú phát quý của gia chủ.

Một số con vật thường dùng trong phong thủy.

1. SƯ TỬ ĐÁ :
Sư tử được coi là 1 loại thú lành , có thể giải trừ được nhiều loại hình sát trước nhà , đồng thời còn có tác dụng tăng thêm uy phong của 1 cơ quan nhà nước , 1 công ty lớn , tăng thêm sinh khí cho nhà ở. Sư tử đá rất thích hợp với những người sống bằng nghề nước bọt như luật sư , diễn viên. Trong phòng làm việc của những người làm nghề này có thể đặt 1 đôi để gây thêm thanh thế , tăng tài lộc. Sư tử luôn đặt có đôi , 1 đực , 1 cái mới đúng , xin thận trọng , đừng mua nhầm. Ngoài ra , khi đặt sư tử nên lưu ý nó có nhiều chất liệu , nhiều màu sắc , nên chọn chất liệu và màu thích hợp với Ngũ hành nơi đặt nó. Và 1 điểm rất quan trọng nữa là sư tử luôn đặt ngó ra ngoài , không được ngó vào nhà.
2. SƯ TỬ ĐỒNG :
Rất hay dùng để hóa sát ngăn ngừa tai họa. Nó hay được dùng khi :

_ Nhà ngay giao lộ
_ Cột đèn trước cửa
_ Cây to trước cửa hay cửa sổ
_ các vị trí Họa Hại và Tuyệt Mệnh trong như:  Nhà mà có người mạng Thủy , đặt sư tử đồng càng tốt , vì được Kim sinh Thủy thêm Vượng Tài. Nhớ cũng đặt quay đầu sư tử ra ngoài.

3. GÀ ĐỒNG :
Đây là vật chống lại thói trăng hoa rất hay trong PT. Đặt gà trên kệ , tủ nhìn ra cửa có thể cấm tiệt thói trăng hoa từ ngoài đưa đến. Nếu dùng trong tủ quần áo , phải dùng 1 đôi , đặt 2 bên góc tủ.
4. GÀ GỐM SỨ :
Khác với gà đồng , gà làm bằng gốm sứ lại dùng cho việc hóa giải hình sát Ngô Công Sát. Tức là bên ngoài nhà có các cấu trúc giống hình sâu , rết với các chân chìa ra 2 bên. NHƯNG nên nhớ rằng : Nếu nó chỉ chĩa vào nhà thì không sao , chỉ khi nào nó chỉa vào BẾP hoặc GIƯỜNG hay PHÒNG NGỦ TRẺ EM thì mới cần hóa giải. Loại gà này nên chọn loại gà trống , tối đa chỉ là 2 con , mõ nó nên để hướng về phía có hình sát.
5. RÙA ( QUY )
Đây là 1 trong Tứ Linh , hấp thu Linh Khí Trời Đất nên sóng rất thọ. Nó vừa là biểu tượng của Trường thọ , vừa có tác dụng hóa sát. Trong PT , không phải lúc nào chúng ta cũng dùng Cương chọi Cương theo kiểu đặt Sư Tử , Kỳ Lân ,Tỳ Hưu , Long Mã , …vv.. mà cũng có lúc ta phải dùng Nhu khắc Cương theo cách đặt Rùa ( Quy ). Nhất là trong phòng người già , nếu đặt 1 con rùa đầu hướng ra cửa sổ là rất hay. Rùa ( Quy ) sống cũng có khả năng hóa sát , nên xin đừng nghe lời ai bảo trong nhà không nên nuôi Quy ( Rùa ). Chỉ xin lưu ý , khi dùng Rùa ( Quy) sống để hóa sát , nếu nó chết hãy lập tức thay ngay con khác , không cần lo lắng. Để hóa sát với biểu tượng Rùa , nên lưu ý chất liệu nó và Ngũ Hành nơi đặt , và CHỈ KHI HUNG SÁT MẠNH , ngại dùng sư tử không chống nổi mới phải dùng , tránh lạm dụng.
6. LONG QUY :
Đây là 1 loại thú lành , chuyên đem điều may mán đến , nên thường được dùng để hóa giải tai ương. Trong PT , Long Quy thường được dùng nơi có Thủy khí nặng , hoặc nơi Tam Sát chiéu đến. Nơi có Thủy Khí nặng thường phát sinh chuyện đôi co , đặt Long Quy nơi đó , ngoài việc hóa giải đôi co còn tăng thêm nhân duyên nữa đấy.
7. LONG THẦN TỌA :
Rồng là con vật đứng đầu trong các loài thú lành ( nam giới dùng thích hợp hơn nữ ) , nên ngoài việc hóa sát nó còn tăng cường phát huy quyền lực , người có chức vụ cao dùng nó có hiệu quả càng lớn. Nó còn có tác dụng đè ép bọn tiểu nhân rất tốt , nên rất thích hợp cho người làm việc hành chính , hoặc hoạt động chính trị , giúp chống lại những lời dèm pha và tăng cường quyền uy. Có thể đặt công cụ này ở góc trái bàn viết tượng cho Tả Thanh Long.
Nói chung về loại Rồng , thì không nên đặt hướng đầu Rồng về phòng ngủ , nhất là phòng ngủ trẻ em. Nếu treo tranh Rồng thì tốt nhất là dùng khung màu kim. Số lượng Rồng trong tranh nếu nhiều thì phải có 1 con chủ bầy , nếu không là Quần Long Vô Chủ , chỉ gây hại chứ không có lợi.
8. KỲ LÂN :

Đây cũng là 1 con vật trong bộ Tứ Linh , nên uy lực rất mạnh. Ngoài việc hóa sát , Kỳ Lân còn có tác dụng Chiêu Tài , Thêm Đinh. Nam nữ đều dùng được.
9. TÌ HƯU :
Đây là 1 loài thú trong truyền thuyết có từ thời thượng cổ , có tác dụng hóa tai , giải nạn rất hay. Nó có thể đặt hướng ra ngoài , hoặc loại nhỏ làm trang sức đeo bên mình cũng tốt.
10. NGỰA ĐỒNG :
Ngựa là con vật tượng cho sự đi xa , nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác xa , hoặc bôn ba đây đó. Nên chọn 1 đôi ngựa đồng đặt ở trên bàn viết hoặc chỗ Tài Vị trong nhà , đầu ngựa hướng ra cửa , cửa sổ. LƯU Ý tránh đặt ngựa trong bếp , trong nhà tắm.
Nói chung với việc dùng ngựa , xin lưu ý máy điểm sau :
_ Người tuổi Tý tránh dùng biểu tượng hay tranh ảnh ngựa.
_ Nếu đặt nhiều con ngựa , thì số 6 con ngựa là tốt nhất cho việc sinh tài lộc , 8 con ngựa tốt nhất cho việc sum họp gia đình , ĐẠI KỴ dùng 5 con ngựa ( vì như ngày xưa là Ngũ Mã Phanh Thây ).
_ Ngựa không dùng cho hóa sát.
11. VOI
Với Voi Đồng thì tác dụng chính của nó là Hút Tài Lộc , nhất là nhà mà mở cửa , cửa sổ nhìn thấy ao , hồ , sông , biển thì càng có hiệu quả cao.
Với voi bằng gồm sứ , thường được dùng để hóa giải các cấu trúc nặng nề như dầm nhà , xà nhà đè xuống.

12. CHÓ :
Với sư tử thì ta trấn cửa lớn , chó thì trấn cửa sau. Nhưng nhiều người theo thói quen là coi chó để giữ nhà , nên đặt ở trước cửa , cũng không sau. Số lượng chỉ 1-2 con là đủ. Người tuổi Thìn tránh dùng biểu tượng chó. Nên lưu ý màu sắc nó cho phù hợp phương hướng nhà.
Loại bỏ những ngày xấu trong tháng
Tránh những ngày Dương công kỵ nhật:(Những ngày xấu nhất trong năm)
Ngày 13 tháng giêng
Ngày 11 tháng Hai
Ngày 9 tháng Ba
Ngày 7 tháng Tư
Ngày 5 tháng Năm
Ngày 3 tháng Sáu
Ngày 8 , 29 tháng Bảy
Ngày 27 tháng Tám
Ngày 25 tháng Chín
Ngày 23 tháng Mười
Ngày 21 tháng Mười một
Ngày 19 tháng chạp .

Tránh những ngày Tam nương sát:Trong tháng là các ngày:
Mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, 27.

Tránh tam tai kỵ cất nhà và cưới vợ cho nam giới.Tuổi:  Thân – Tý – Thìn (Thuỷ Cục) tam tai ở năm Dần – Mão – Thìn (Mộc hành).
Tuổi:  Dần – Ngọ - Tuất (Hoả cục) tam tai ở năm Thân – Dậu – Tuất (Kim hành)
Tuổi:  Tỵ - Dậu - Sửu (Kim cục)  tam tai ở năm Hợi – Tý – Sửu (Thuỷ hành)
Tuổi: Hợi – Mão – Mùi (Mộc cục) tam tai ở năm Tỵ – Ngọ - Mùi (Hoả hành)
Lưu ý:
* Tuổi nam giới nào gặp (tam tai) không những cất nhà không tốt mà lấy vợ cũng xấu.
* Giới nữ lấy chồng và làm nhà (Trường hợp độc thân) không kỵ tam tai.

Tránh ngày sát chủ(Đại kỵ cất nhà – Cưới gả và an táng)
Ngày sát chủ trong tháng:
Tháng Giêng: Sát chủ ở ngày Tý
Tháng 2, 3, 7, 9: Sát chủ ở ngày Sửu
Tháng 4:  Sát chủ ở ngày Tuất
Tháng 11:  Sát chủ ở ngày Mùi
Tháng 5, 6, 8, 10,12:  Sát chủ ở ngày Thìn
Sách xưa cho rằng: Xây dựng, cưới gả chủ chầu Diêm Vương.

Ngày sát chủ ( Kỵ xây cất, cưới gả)
Tháng 1:
Sát chủ ở ngày Tỵ
Tháng 2:
Sát chủ ở ngày Tý
Tháng 3:
Sát chủ ở ngày Mùi
Tháng 4:
Sát chủ ở ngày Mão
Tháng 5:
Sát chủ ở ngày Thân
Tháng 6:
Sát chủ ở ngày Tuất
Tháng 7:
Sát chủ ở ngày Hợi
Tháng 8:
Sát chủ ở ngày Sửu
Tháng 9:
Sát chủ ở ngày Ngọ
Tháng 10:
Sát chủ ở ngày Dậu
Tháng 11:
Sát chủ ở ngày Dần
Tháng 12:
Sát chủ ở ngày Thìn

Bốn mùa đều có ngày sát chủMùa Xuân:
Sát chủ ở ngày Ngọ
Mùa Hạ:
Sát chủ ở ngày Tý
Mùa Thu:
Sát chủ ở ngày Dậu
Mùa Đông:
Sát chủ ở ngày Mão.

Mỗi tháng lại ấn định một ngày Sát chủTháng 1,5,9:
Sát chủ ở ngày Tý
Tháng 2, 8,10:
Sát chủ ở ngày Mão
Tháng 3,7,11:
Sát chủ ở ngày Ngọ
Tháng 4, 6,12:
Sát chủ ở ngày Dậu

Giờ Sát chủ trong thángTháng 1, 7:
Sát chủ ở giờ Dần
Tháng 2, 8:
Sát chủ ở giờ Tỵ
Tháng 3, 9:
Sát chủ ở giờ Thân
Tháng 4,10:
Sát chủ ở giờ Thìn
Tháng 5, 11:
Sát chủ ở giờ Dậu
Tháng 6, 12:
Sát chủ ở giờ Mão.

Tránh ngày Thọ tử
(Trăm sự đều kỵ )
Tháng 1 Thọ tử ở các ngày Bính Tuất
Tháng 2 Thọ tử ở các ngày Nhâm Thìn
Tháng 3 Thọ tử ở các ngày Tân Hợi
Tháng 4 Thọ tử ở các ngày Đinh Tỵ
Tháng 5 Thọ tử ở các ngày Mậu Tý
Tháng 6 Thọ tử ở các ngày Bính Ngọ
Tháng 7 Thọ tử ở các ngày Ất Sửu
Tháng 8 Thọ tử ở các ngày Quý Mùi
Tháng 9 Thọ tử ở các ngày Giáp Dần
Tháng 10 Thọ tử ở các ngày Mậu Thân
Tháng 11 Thọ tử ở các ngày Tân Mão
Tháng 12 Thọ tử ở các ngày Tân Dậu

Giờ Thọ tử trong ngày
(trăm sự đều kỵ)
* Ngày Tý:
Thọ tử ở tại giờ Sửu (1 - 3 giờ sáng)
* Ngày Sửu:
Thọ tử ở tại giờ Ngọ ( 11 – 13 giờ trưa)
* Ngày Dần:
Thọ tử ở tại giờ Ngọ ( 11 -  13 giờ sáng)
* Ngày Mão:
Thọ tử ở tại giờ Tỵ ( 9 – 11 giờ trưa)
* Ngày Thìn:
Thọ tử ở tại giờ Tỵ ( 9 – 11 giờ trưa)
* Ngày Tỵ:
Thọ tử ở tại giờ Ngọ ( 11 – 13 giờ trưa)
* Ngày Ngọ:
Thọ tử ở tại giờ Mùi ( 13 – 15 giờ chiều)
* Ngày Mùi:
Thọ tử ở tại giờ Ngọ ( 11 – 13 giờ trưa)
* Ngày Thân:
Thọ tử ở tại giờ Mão ( 5 -  7 giờ sáng)
* Ngày Dậu:
Thọ tử ở tại giờ Tỵ ( 9  – 11 giờ trưa)
* Ngày Tuất:
Thọ tử ở tại giờ Mùi ( 13 – 15 giờ chiều)
* Ngày Hợi:
Thọ tử ở tại giờ Ngọ ( 11 – 13 giờ trưa).

Chú ý:
Những giờ Thọ tử ghi nhận trong bảng trên không mang tính qui luật. Mong quí vị quan tâm, nhận xét và cho ý kiến.

Ngày Vãng vong
(Trăm sự đều kỵ, chánh kỵ xuất hành)
Tháng 1 Vãng vong tại các ngày Dần
Tháng 2 Vãng vong tại các ngày Tỵ
Tháng 3 Vãng vong tại các ngày Thân
Tháng 4 Vãng vong tại các ngày Hợi
Tháng 5 Vãng vong tại các ngày Mão
Tháng 6 Vãng vong tại các ngày Ngọ
Tháng 7 Vãng vong tại các ngày Dậu
Tháng 8 Vãng vong tại các ngày Tý
Tháng 9 Vãng vong tại các ngày Thìn
Tháng 10 Vãng vong tại các ngày Mùi
Tháng 11 Vãng vong tại các ngày Tuất
Tháng 12 Vãng vong tại các ngày Sửu

Ngày Nguyệt kỵ(Trăm sự đều kỵ)
Trong một năm có 12 tháng có 3 ngày Nguyệt kỵ là mồng 5, 14, 23 không nên khởi hành làm việc gì cả

"Mồng năm, mười bốn, hai ba
Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì"

Lưu ý:
Trong một tháng có ba ngày Nguyệt kỵ, nhưng chỉ có một ngày đại kỵ được tính theo quy luật sau:
* Tháng Giêng. Tháng Tư. Tháng Bảy. Tháng Mười: Đại kỵ ngày mùng 5.
* Tháng Hai, Tháng Năm. Tháng Tám. Tháng Một (11): Đại kỵ ngày 14.
* Tháng Ba. Tháng Sáu. Tháng Chín. Tháng Chạp (12): Đại kỵ ngày 23.

Bài ca kỵ ngày “không phòng”( Kị các ngày cưới gả, làm nhà )
Xuân Long,Xà Thử kị không phòng
Hạ Khuyển Trư Dương bị tử vong
Thu Mão Hổ Mã phùng bất tử
Đông Thân Dậu Sửu kết hôn hung

Nghĩa là
Mùa Xuân kị ngày Thìn, Tị, Tý
Mùa Hạ kị ngày Tuất, Hợi, Mùi
Mùa Thu kị ngày Mão, Dần, Ngọ
Mùa Đông kị ngày Thân, Dậu, Sửu

Bài ca kỵ ngày “hoang vu tứ quý”(Kị cất nhà, hôn thú )
Mùa Xuân kị ngày thân
Mùa Hạ kị ngày Dần
Mùa Thu kị ngày Thìn
Mùa Đông kị ngày Tị

Tránh ngày “Thập ác đại bại” trong các tháng của các năm sau:
( ky cưới gả, xât cất và vô lộc)
Đây là những ngày không nên làm những việc liên quan đến lợi lộc như khai trương, ký hợp đồng, đi giao dịch, mua chứng khoán, gửi tiền ngân hàng v.v...
Ngày này coi theo hàng can của mỗi năm theo bảng lập thành như sau:

* Năm Giáp Kỷ
Tháng 3 ngày Mậu Tuất
Tháng 7 ngày Quý Hợi
Tháng 10 ngày Bính Thân
Tháng 11 ngày Đinh Hợi

* Năm Ất Canh
Tháng 4 ngày Nhâm Thân
Tháng 9 ngày Ất Tị

* Năm Bính Tân
Tháng 3 ngày Tân Tị
Tháng 9 ngày Canh Thìn
Tháng 10 ngày Giáp Thìn

* Năm Mậu Quý
Tháng 6 ngày Kỷ Sửu

* Năm Đinh Nhâm không có ngày Thập Ác đại bại.
Tránh 6 sao Bại tinhVề cưới gả, xây cất nên tránh vì đã gọi là sao Bại tinh tất nhiên là không tốt
Những ngày có sao Bại tinh này là:
Sao Giác, Sao Cang, Sao Khuê, Sao Lâu, Sao Đẩu và Sao Ngưu.

Tránh ngày Thiên tai – Địa họa ( Kỵ cưới gả, xây cất )
Tháng Giêng, 5, 7 Thiên tại địa họa ở ngày Tý
Tháng 2,6,10 Thiên tại địa họa ở ngày Mão
Tháng 3,7,11 Thiên tại địa họa ở ngày Ngọ
Tháng 4,8,12 Thiên tại địa họa ở ngày Dậu

Tìm tháng tốt, xấu cho con gái xuất giáTháng xuất giá cho con gái có 2 điều là Đại lợi hoặc Tiểu lợi và có 4 điều xấu là:
Phòng Phu chủ: Kỵ với chồng
Phòng Thê chủ: Kỵ với bản thân
Phòng Công cô: Kỵ với cha mẹ
Phòng Nhạc thân: Kỵ với cha mẹ vợ
Nếu con trai mồ côi thì không cần sợ tháng kỵ Công cô và Nhạc Thân
Còn về tháng Tiểu lợi là kỵ với người làm Mai, môi (Gọi là “Phòng Mai nhân”) còn không có người mai mối, hay chỉ mượn làm giúp lễ cho đủ thì không ngại

Bảng lập thành tháng xuất giá* Gái tuổi Tỵ - Ngọ
Đại lợi ở tháng 6 – 12. Tiểu lợi ở tháng 1 – 7.
Phu chủ ở tháng 4 -10. Thê chủ ở tháng 5 -11
Công cô ở tháng 2 – 8. Thê chủ ở tháng 3 tháng 9.

* Gái tuổi Sửu - Mùi
Đại lợi ở tháng 5 -11. Tiểu lợi ở tháng 4 -10
Phu chủ ở tháng 1 – 7. Thê chủ ở tháng 6- 12
Công cô ở tháng 3 – 9. Nhạc thân ở tháng 2- 8

* Gái tuổi Dần – Thân
Đại lợi ở tháng 2 – 8. Tiểu lợi ở tháng 3 - 9
Phu chủ ở tháng 6 – 12. Thê chủ ở tháng 1 - 7
Công cô ở tháng 4 -10. Nhạc thân ở tháng 5-11

* Gái tuổi Mão – Dậu
Đại lợi ở tháng 1 – 7. Tiểu lợi ở tháng 6 -12
Phu chủ ở tháng 3 – 9. Thê chủ ở tháng 2 – 8
Công cô ở tháng 5 -11. Nhạc thânở tháng 4-10

* Gái tuổi Thìn – Tuất
Đại lợi ở tháng 4 – 10. Tiểu lợi ở tháng 5 -11
Phu chủ ở tháng 2 – 8. Thê chủ ở tháng 3 – 9
Công cô ở tháng 6 -12. Nhạc thân ở tháng 1-7.

* Gái tuổi Tỵ - Hợi
Đại lợi ở tháng 3 – 9. Tiểu lợi ở tháng 2 – 8.
Phu chủ ở tháng 5 –  11. Thê chủ ở tháng 4 – 10.
Công cô ở tháng 1 - 7. Nhạc thânở tháng 6 - 12

Phương pháp tính tuổi Kim Lâu(Phổ biến trong dân gian)
Hiện nay có rất nhiều phương pháp tính tuổi xây nhà. Nhưng dưới đây là phương pháp phổ biến trong dân gian và được thẩm định trên thực tế trong xã hội Đông phương. Tuy nhiên, chúngv ta đặt giả thiết rằng phương pháp này đúng thì cũng chỉ là một yếu tố cần, nhưng không phải duy nhất quyết định sự tốt xấu khi xây cất. Còn nhiều yếu tố khác theo phương pháp của phong thuỷ cần tìm hiểu và áp dụng.
Hai phương pháp tính tuổi cất nhà dưới gọi là Kim Lâu và Hoang ốc. Khi cất nhà ứng dụng hai phương pháp này. Nếu cả hai đều rơi vào cung tốt thì năm đó cất nhà được.

Tính hạn Kim LâuTrong cách tính này căn cứ theo bảng như sau:



Cách tính như sau:
Bắt đầu từ cung Cấn (Đây chính là cung của Địa Cầu đã được chứng minh trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch")  tính là 10 tuổi. Kế tiếp mỗi cung là 1 năm đếm thuận theo chiều kim đồng hồ...

Thí dụ:
11 ở Chấn, 12 ở Khôn, 13 ở Ly, 14 ở Tốn, 15 ở Đoài; 16 ở Càn, 17 ở Khảm, 18 ở Cấn, 19 ở Chấn . Nhưng đến 20 tuổi lại bắt đầu từ cung Chấn và 21 ở Khôn......Tương tự như vậy đến 30 và 40. Nếu tuổi nào đếm rơi vào các cung màu xanh là phạm Kim Lâu.

Các loại Kim Lâu gồm có:
* Kim Lâu thân - Hại bản mệnh.
* Kim Lâu thê - Hại vợ.
* Kim Lâu tử - Hại con.
* Kim Lâu lục súc - Hại điền sản.


Tính hạn Hoang Ốc
Trong cách tính này ta có bảng sau:


Cách tính như sau:Bắt đầu từ cung Nhất kiết tính là 10 tuổi. kế tiếp mỗi cung là 1 năm đếm thuận theo chiều kim đồng hồ. Tương tự như trên. Năm nào rơi vào các cung màu đỏ là: Nhất kiết, Nhị Nghị, Tứ Tấn tài thì tốt. Rơi vào các cung màu xanh là: Tam Địa sát, Ngũ Thọ tử, Lục Hoang ốc là xấu.
Ứng dụng cả hai phương pháp này, nếu các năm tốt của cách này trùng với năm tốt của cách kia là xây nhà được.
Thí dụ 1:
Hỏi: Năm 43 tuổi cất nhà được không?
Ở bảng Kim Lâu ta bắt đầu từ cung Ly 40 , Đếm thuận 41 cung Tốn, 42 cung Đoài, 43 vào Kim Lâu Lục súc. Xây nhà tổn hại gia súc, người ở trong nhà, nhân viên dưới quyền.... Mặc dù năm 43 ở bảng Hoang Ốc thì rơi vào Nhất kiết thì cũng không xây được.
Thí dụ 2:
Hỏi: Năm 44 tuổi xây nhà được không?
Ở bảng Kim Lâu 44 tuổi rơi vào cung Khảm - không phạm Kim Lâu.
Ở bảng Hoang Ốc rơi vào Nhị Nghi . Tốt.
Như vậy 44 tuổi xây nhà được.
Lưu ý:
- Tính tuổi theo Kim Lâu và Hoang Ốc chỉ dùng để xây nhà. Không phải tuổi lấy vợ lấy chồng. Hiện nay có nhiều thầy dùng tuổi Kim Lâu và Hoang ốc để đoán tuổi lấy vợ lấy chồng là sai.
- Trong phương pháp tính Kim Lâu ở trên có một phương pháp khác hơn là: Đến 50 tuổi thì họ tính vào cung giữa (Trung cung) và sau đó 51 tại cung Tốn....60 cũng tại Tốn.....Tuy nhiên, thực tế chứng nghiệm nhiều lần thấy không chính xác. Nhưng cũng trình bày để tiếp tục nghiên cứu và trắc nghiệm.

Ngày xung.

* Ngày xung năm:
Năm Tị tránh ngày Hợi.
Trong năm Tị, xung Thái Tuế của năm đóng cung Hợi.
Ngày đó khí của ngày xung đột khí của năm.
Có thể dỡ phá bỏ nhà cũ, dọn dẹp vườn tược, v.v...

* Ngày xung tháng:
Tháng Dần tránh ngày Tuất.
Thái Tuế của tháng đóng cung Tuất. Ngày đó khí của ngày xung đột khí của tháng.
Ngày xung của tháng có tác dụng mạnh hơn ngày xung năm. Tránh những việc có tính trường cửu như thành hôn, lập nghiệp, khánh thành, nhập gia.

* Giờ xung ngày:
Mỗi ngày có một giờ xung. Khí của giờ xung đột khí của ngày. Như tránh giờ Mùi xung ngày Sửu.

* Ngày Tam sát của Năm hạn:
Gồm Kiếp sát, Tai sát và Niên sát
- Ngày Kiếp sát là những ngày Tứ xung trong Bát tự.
Vào những ngày Kiếp sát dễ bị cướp, trộm, bị mất tiền, giấy tờ. Tránh đi lại, rút tiền, chuyển ngân.
- Ngày Tai sát là những ngày Đào hoa trong Bát Tự, Tử vi.
Vào những ngày này dễ gặp tai nạn, bệnh tật... nhất là tai vạ Đào hoa, trăng gió.
- Ngày Niên sát là những ngày thuộc Tứ mộ.
Trong Bát tự, các nhật thần này tượng trưng cho cô đơn, lẻ loi, bất động. Vì thế tránh bắt đầu các công việc lớn vào những ngày Niên sát.

Các năm
Thân – Tí – Thìn thuộc Thủy cục:
Kỵ các ngày Tị, Ngọ, Mùi (Tượng Mùa Hè)
Hợi – Mão – Mùi thuộc Mộc Cục:
Kỵ các ngày Thân, Dậu, Tuất (Tượng Mùa Thu)
Dần – Ngọ - Tuất thuộc Hỏa cục:
Kỵ các ngày Hợi, Tí, Sửu (Tượng Mùa Đông)
Tị - Dậu – Sửu thuộc Kim cục:
Kỵ các ngày Dần, Mão, Thìn (Tượng Mùa Xuân)

1) Ngày Kiếp sát:
2) Ngày Tai sát
3) Ngày Niên sát (Còn gọi là ngày Tuế sát).

Năm Tí
1) Tị
2) Ngọ
3) Mùi

Năm Sửu1) Dần
2) Mão
3) Thìn

Năm Dần
1) Hợi
2) Tí
3) Sửu

Năm Mão1) Thân
2) Dậu
3) Tuất

Năm Thìn1) Tị
2) Ngọ
3) Mùi

Năm Tị1) Dần
2) Mão
3) Thìn

Năm Ngọ
1) Hợi
2) Tí
3) Sửu


Năm Mùi1) Thân
2) Dậu
3) Tuất

Năm Thân
1) Tị
2) Ngọ
3) Mùi

Năm Dậu1) Dần
2) Mão
3) ThìnNăm Tuất1) Hợi
2) Tí
3) Sửu

Năm Hợi
1) Thân
2) Dậu
3) Tuất

Nói chung, không dùng những ngày này các việc quan trọng có tính chất xung với tính chất của ngày.
Ngày Tam sát của thángCách tính như cho năm nhưng dựa trên chi của tháng hạn hành.
Nói chung, không làm các việc cần thành công trong thời hạn ngắn vào các ngày Tam sát tháng như thi cử, xin việc... Không đáng e ngại khi bắt buộc phải dùng vào các việc có tính chất dài hạn như tiến hành công trình, lập gia thất vì ngày kỵ này chỉ có tác dụng trong tháng đó.Ngày Tứ Li
Những ngày này khí vận suy kiệt, không nên dùng vào việc gì:
* Bốn ngày Tứ Ly (Những ngày khí vận suy kiệt) là trước một ngày những tiết Xuân phân - Hạ chí - Thu phân - Đông chí
* Theo Dương lịch thì đó là các ngày:
Tháng 3 ngày 20
Tháng 6 ngày 20
Tháng 9 ngày 22
Tháng 12 ngày 21

Ngày Tứ TuyệtBốn ngày Tứ tuyệt (ngày tận cùng mỗi mùa) là trước một ngày những tiết Lập Xuân -Lập Hạ - Lập Thu - Lập Đông. Dùng việc gì cũng không lợi.
* Theo Dương lịch thì đó là các ngày:
Tháng 2 ngày 3
Tháng 5 ngày 5
Tháng 8 ngày 8
Tháng 11 ngày 7

Ngày xung tuổiTránh các ngày có Chi xung với Chi tuổi, nhất là có cả Can xung Can.Chọn giờTránh dùng giờ có Chi xung Chi ngày đã chọn hoặc có cả Thiên khắc Điạ xung.
* Những sao tốt cho giờ:
Thiên Quan, Kim Quỹ, Thiên Đức, Hỉ Thần, Ngọc Đường, Nhật Hợp, Nhật Mã, Phúc Tinh
* Những sao xấu cần tránh trong giờ:
Nhật Phá, Huyền Vũ, Xung Không, Bạch Hổ, Chu tước, Câu Trần, Nhật Hình

Nguyên tắc chọn ngàyNgày giờ chọn phải căn cứ vào Tứ Trụ của người trong cuộc và sự việc cần làm để tìm một yếu tố cần thiết khắc phục và bổ sung các điểm cường nhược. Đây là việc làm tốn kém thì giờ hàng tháng. Khi cưới xin tránh Cô thần (hại chồng) và Quả tú (haị vợ)
Tuổi Cô thần Quả túTuổi Dần – Mão – Thìn : Tránh ngày giờ Tị Sửu
Tuổi Tị - Ngọ - Mùi : Tranh ngày giờ Thân Thìn
Tuổi Thân – Dậu – Tuất: Tránh ngày giờ Hợi Mùi
Tuổi Hợi – Tí – Sửu: Tránh ngày giờ Dần Tuất

- Vậy chồng tuổi Mão lấy vợ tuổi Tí cần tránh thành hôn vào ngày Tị vì giờ Tị có biểu hiện khả năng chồng thường sống biệt lập, xa vợ. Cũng không nên thành hôn ngày Tuất vì với vợ là ngày có sao Quả tú.
Thành hôn thì sao tốt nhất là sao Thiên Hỉ, bố trí theo tháng như sau:
Tháng Giêng – Ngày Tuất
Tháng Hai  – Ngày Hợi
Tháng Ba  - Ngày Tí
Tháng Tư -  Ngày Sửu
Tháng Năm – Ngày Dần
Tháng Sáu – Ngày Mão
Tháng Bảy – Ngày Thìn
Tháng Tám – Ngày Tị
Tháng Chín – Ngày Ngọ
Tháng Mười – Ngày Mùi
Tháng Một – Ngày Thân
Tháng Chạp – ngày Dậu

Vậy trong tháng Mùi (6) ngày Mão nào cũng có sao Thiên Hỉ. Ngày lễ cưới nên có Chi nhị hợp với ngày thành hôn. Hoặc ngày thành hôn nhị hợp với ngày ăn hỏi. Trực Định, Trực Thành là hợp hơn cả.
Chữa bệnh:
Nên tìm Trực thích hợp như Trực Thành, nếu phải cắt bỏ nên dùng Trực Trừ. Tránh trực Nguy, trực Bế. Thường Trực Bế hay chứa sao Bệnh Phù.
Sao Bệnh phù nằm ngay trước cung Niên hạn, như Năm Tí, Bệnh phù cư Hợi.
- Chữa bệnh cũng nên dùng sao Thiên Y lưu theo tháng sinh: Sinh Tháng Dần Thiên Y ở ngày Sửu; Tháng Mão Thiên Y ở Dần, Tháng Thìn Thiên Y ở Mão vv. Ngoài ra hàng tháng Thiên Y đóng ở ngày Trực Thành.

Ký hợp đồng kinh doanh:Nên chọn các ngày Trực thích hợp, đồng thời ngày đó nên nhị hợp với tuổi của mình, tuổi Thìn nên chọn một ngày Dậu có trực Thành chẳng hạn.
Để có hỗ trợ nên dùng ngày giờ có sao Quý Nhân (Dương Quý nhân, Âm Quý nhân).
Sao Quý nhân phụ thuộc Can ngày sinh như sau:

Can ngày sinh Quý Nhân
Dương Mộc, Thổ, Kim - Giáp, Mậu Canh: Các ngày Sửu - Mùi
Âm Mộc, Thổ - Ất, Ky: Các ngày Tí - Thân
Dương Hỏa, Âm Hỏa – Bình Đinh: Các ngày  Hợi - Dậu
Dương Thủy, Âm Thủy - Nhấm Quý:  Các ngày Tí - Tị
Âm Kim - Tân:  Các ngày Ngọ - Dần

Nên chọn ngày và giờ có Quý Nhân
Khi chọn ngày cho các việc khác cũng căn cứ tương tự như vậy.

Chọn ngày theo Thập nhị TrựcNgày Trực theo tháng Tiết khí. Thí dụ tháng Hai là tháng Mão vậy ngày Mão tháng Hai là ngày Trực Kiến. Ngày Trực trong mỗi tháng có ý nghĩa khác nhau (xem Đổng Công tuyển trạch)
Lưu ý:
Để tránh, không quá mất thì giờ khi chọn ngày cần tham khảo lịch trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư (để tránh thần sát) và loại bỏ các ngày xấu (kể cả các ngày xung khắc với năm, ngày sinh) có thể chỉ cần căn cứ vào thập nhị Trực và có thể bỏ qua Nhị thập bát tú để chọn ngày tốt hơn cả là đủ yên tâm. Người cẩn thận có thể xem thêm kinh Kim phù để bổ sung thông tin.
(Kinh Kim Phù có in trong một cuốn sách của tác giả Lê Văn Sửu)
Khi chọn giờ, tối ưu là chọn được một giờ tốt đồng thời Tam hợp với Tháng và Ngày cũng như năm và ngày sinh. Ít nhất cũng phải tránh giờ có Chi xung Chi ngày, nhất là tránh Thiên khắc địa xung.

Ngày không vong - Giờ không vong
Ngày Không vong căn cứ lý thuyết của hệ Can Chi.
Tuần Giáp Tí: Không vong tại Tuất, Hợi
Tuần Giáp Tuất: Không vong tại Thân, Dậu
Tuần Giáp Thân: Không vong tại Ngọ, Mùi
Tuần Giáp Ngọ: TKhông vong tại hìn, Tị
Tuần Giáp Thìn: Không vong tại Mão, Dần
Tuần Giáp Dần: Không vong tại Tí, Sửu
Những công việc hệ trọng không nên làm vào ngày giờ Không vong.

Ngoài ra, ta có thể chọn ngày theo lá số Tử vi của đương sự, nếu thấy rằng lá số nghiệm tương đối đúng có thể dùng làm căn cứ để xét nhật hạn.
Người giỏi môn Tứ trụ có thể căn cứ vào ngày sinh của đương sự để chọn ngày thích hợp với từng công việc nhất định.

Những điều cần lưu ý:
Trong Phong Thủy, cách chọn các ngày khởi công, ngày thượng lương, ngày đặt bếp, ngày đào giếng v.v... có quy định riêng phụ thuộc nhiều vào phương vị. Các ngày kiêng kị cũng liên quan đến phương vị.
Nói chung nếu chúng ta cứ căn cứ một cách máy móc vào việc chọn ngày tốt xấu như trên thì mọi việc quả là rất phức tạp. Thực tế chứng nghiêm khi đã loại bỏ tất cả các ngày xấu nêu trên trong tháng thì ngày không xấu còn lại chỉ còn được vài ngày.
Trong dân gian còn lưu truyền một nguyên tắc sau đây:

Nếu không biết ngày đó tốt xấu ra sao thì cứ mùng 9 - 19 - 29 mà làm.

Các phương pháp tính khác
Dưới đây là những phương pháp tính Kim Lâu khác, chúng tôi cũng đưa lên để quí vị quan tâm tham khảo. Nhưng cách tính Kim Lâu này trên thực tế thấy ít được dùng và chúng tôi cũng chưa có điều kiện chứng nghiêm. Chỉ mang tính tham khảo.

Các cách tính tuổi vướng Kim Lâu ________________________________________

Theo sơ đồ:
8 9 1
7 5 2
6 4 3

thì cứ tính đến 4 góc có số 1, 3, 6, 8 thì bị kim lâu.
Thí dụ: Bắt đầu từ 10 tuổi nằm ở vị trí số 1 trên sơ đồ, bị kim lâu ở tuổi 11, nằm ở vị trí số 2 trên sơ đồ, không bị kim lâu.
Tuổi 12,nằm ở vị trí số 3 bị kim lâu
Tuổi 13,nằm ở vị trí số 4 ko bị
Tuổi 14,nằm ở vị trí số 6 bị
Tuổi 15,nằm ở vị trí số 5 ko bị
Tuổi 16,nằm ở vị trí số 7 ko bị
Tuổi 17,nằm ở vị trí số 8 bị
Tuổi 18,nằm ở vị trí số 9 ko bị
Tuổi 19,nằm ở vị trí số 1 bị
Tuổi 20 nằm ở vị trí số 2 ko bị
Tuổi 21 nằm ở vị trí số 3 bị
Tuổi 23 nằm ở vị trí số 6 bị
Tuổi 26 nằm ở vị trí số 8 bị
Tuổi 28 nằm ở vị trí số 1 bị
Tuổi 30 nằm ở vị trí số 3 bị
Tuổi 32 nằm ở vị trí số 6 bị
Tuổi 34 nằm ở vị trí số 8 bị
Tuổi 35 nằm ở vị trí số 5 ko bị
Tuổi 37 nằm ở vị trí số 1 bị
Tuổi 39 nằm ở vị trí số 3 bị kim lâu.

Lưu ý:
* Tính vòng ngoài từ ..1 đến ..9, nhưng khi gặp ..5 thì vào Trung cung (vị trí số 5 trên sơ đồ).
tuổi 21,23,26,28 bị kim lâu vì rơi vào các vị trí số 3, 6, 8, 1 trên sơ đồ. Còn tuổi 31, 33, 36, 38, không bị vì ko rơi vào 4 vị trí 1, 3, 6, 8 trên sơ đồ vẫn lấy chồng được ở các tuổi 31, 33, 36, 38...riêng đàn ông muốn làm nhà phải tính thêm "Hoang ốc".

* Trong quyển Dịch Học Tạp Dụng của ông Trần Mạnh Linh thì các tuổi bị Kim lâu là: 12,14, 17, 19, 21, 23, 26, 28, 30, 32, 34, 37, 39, 41, 43, 46, 48, 50, 52, 54, 57, 59, 61, 63, 66, 68, 70, 72, 74, 77, 79, 81, 83, 86, 88, 90, 92, 94, 97, 99.