Saturday, December 8, 2012

MỘT TÁCH TRÀ


MỘT TÁCH TRÀ
Vào thời Minh Trị 1860 -1912, Nan-in một thiền sư Nhật tiếp một giáo sư Đại học đến hỏi về Thiền.
Nan-in mời trà, ông đã rót đầy tách của khách nhưng vẫn tiếp tục rót thêm. Vị giáo sư ngồi nhìn nước trong tách tràn ra cho đến khi không kềm mình được nữa.
- “Đầy quá rồi, xin đừng rót nữa.”
- “Giống như cái tách này”, Nan-in nói “Ông cũng đầy ắp những quan niệm, những tư tưởng của ông, làm sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được. Trừ phi ông cạn cái tách của ông trước.”
=>Đọc xong đoạn truyện trên, đa số có rất là nhiều người hiểu sai ! Ở đây ta không bảo các người xóa hết toàn bộ những tri thức, kinh nghiệm mà các người đã từng thu nhập được trong quá khứ, mà ta chỉ bảo các người hãy tạm thời cất những tri thức, kinh nghiệm đó vào trong não, để cho đầu trống rỗng, để có thể tiếp tục hấp thu lượng tri thức mới từ bên ngoài vào. Mai sau khi nào cần thiết, thì các người mới ngồi thiền, ôn lại, lục lại những tri thức cũ đã từng học trong quá khứ, kết hợp với tri thức mới thu nhập, thì lập tức, sẽ có một lượng tri thức mới minh triết hơn nhiều !

Cũng như học xong toán trung học, thì phải tạm quên, để học toán đại học, nhưng khi nào làm bài, mà cần đến công thức toán trung học, thì phải ngồi ôn lại, nhớ lại toán trung học để làm bài chứ !

"Đời sao, Đạo vậy !". Có một số người, sau khi học xong bài học cao cho đã, rồi lại quên đi những bài học thấp ! Ví dụ : tín ngưỡng, cúng dường, phóng khoáng chia sẽ tri thức v.v...

No comments:

Post a Comment