Saturday, December 8, 2012

Niềm Tin





Giáo sư: Cậu theo Thiên Chúa Giáo đúng không?


Sinh viên: Vâng thưa Giáo sư.


Giáo sư: Thế có nghĩa là cậu tin vào Chúa?


Sinh viên: Tất nhiên rồi thưa Giáo sư.


Giáo sư: Thế Chúa có tốt không?


Sinh viên: Vâng có chứ.


Giáo sư: Thế Chúa có đầy quyền năng đúng không?


Sinh viên: Vâng.


Giáo sư: Anh trai tôi đã qua đời vì ung thư ngay cả khi anh ấy đã cầu xin Chúa chữa lành bệnh. Chúng ta hầu như ai cũng muốn giúp đỡ những người đang trong cơn ốm đau. Nhưng Chúa thì không. Thế thì Chúa tốt ở chỗ nào?


(Cậu sinh viên im lặng.)


Giáo sư: Cậu đâu trả lời được đúng không? Bắt đầu lại nào cậu trẻ. Chúa có tốt không?


Sinh viên: Thưa có.


Giáo sư: Thế quỷ sa tăng có tốt không?


Sinh viên: Không.


Giáo sư: Thế sa tăng từ đâu mà ra?


Sinh viên: Từ… Chúa…


Giáo sư: Đúng vậy. Ta hỏi nhé, thế giới này có cái ác không?


Sinh viên: Có.


Giáo sư: Thế ai tạo ra cái ác?


(Cậu sinh viên không trả lời.)


Giáo sư: Trên đời này có bệnh tật? Có sự vô đạo đức? Sự thù oán? Xấu xa? Những thứ kinh khủng đó luôn đầy rẫy trên thế giới này đúng không?


Sinh viên: Vâng thưa Giáo sư.


Giáo sư: Vậy thì ai tạo ra những thứ đó?


(Cậu sinh viên không lên tiếng.)


Giáo sư: Khoa học nói chúng ta có 5 giác quan để nhìn nhận thế giới xung quanh. Vậy cậu nói thử xem, cậu có nhìn thấy Chúa bao giờ chưa?


Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư.


Giáo sư: Nói cho mọi người nghe xem cậu có nghe thấy Chúa bao giờ chưa?


Sinh viên: Chưa thưa Giáo sư.


Giáo sư: Cậu có bao giờ chạm vào Chúa, nếm được Chúa, ngửi được Chúa chưa? Cậu có bao giờ có bất cứ cảm nhận giác quan một cách thực tế về Chúa chưa?


Sinh viên: Chưa, thưa Giáo sư. Em e là chưa.


Giáo sư: Thế mà cậu vẫn tin vào Chúa?


Sinh viên: Vâng.


Giáo sư: Xét theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh, khoa học cho thấy Chúa không tồn tại? Cậu có gì muốn nói nào?


Sinh viên: Không thưa Giáo sư. Em chỉ có niềm tin của mình thôi.


Giáo sư: Đúng thế, “niềm tin”. Đó là một vấn đề lớn của khoa học.




Sinh viên: Thưa Giáo sư, trên đời này có thứ gọi là Nhiệt đúng không?


Giáo sư: ... Đúng.


Sinh viên: Vậy có cái thứ gọi là Lạnh không?


Giáo sư: Có.


Sinh viên: Không thưa Giáo sư. Chả có thứ gì gọi là "Lạnh".


(Cả giảng đường trở nên yên tĩnh đến lạ thường khi tình thế bắt đầu chuyển biến.)


Sinh viên: Chúng ta có thể có nhiều Nhiệt, thậm chí nhiều Nhiệt hơn, đạt Nhiệt độ cực cao, đạt mức lửa trắng, hay chỉ có chút ít Nhiệt, hoặc không có một tí Nhiệt nào. Chúng ta có thể đạt âm 273 độ C, lúc đó là Nhiệt độ âm tuyệt đối, khi mà không có một tí Nhiệt nào, nhưng chúng ta không thể đi xuống tiếp được. Không có cái thứ gọi là "Lạnh". Lạnh chỉ là từ chúng ta dùng để chỉ trạng thái không Nhiệt. Chúng ta không thể đo độ Lạnh, chỉ có thể đo Nhiệt. Nhiệt là năng lượng. Lạnh không phải là thứ trái ngược với Nhiệt thưa giáo sư. Lạnh chỉ là “thiếu Nhiệt”.


(Có tiếng kẹp giấy rơi trên sàn giữa không gian tĩnh lặng.)


Sinh viên: Thế còn Bóng Tối thì sao nào Giáo sư? Có thứ gì gọi là Tối không?


P: Có chứ. Không có Bóng Tối thì làm sao có ban đêm được?


Sinh viên: Giáo sư lại sai rồi. Tối là trình trạng bị thiếu cái gì đó. Ta có thể có Ánh Sáng yếu, Ánh Sáng thường, Ánh Sáng mạnh, Ánh chớp. Nhưng nếu không có Ánh Sáng, thì ta sẽ có thứ gọi là Bóng Tối đúng không?


P: Vậy ý cậu muốn nói là gì thế cậu trẻ?


Sinh viên: Thưa, em nghĩ là các giả thuyết và tiền đề triết học của Giáo sư là có thiếu sót.


P: Thiếu sót? Cậu nói rõ hơn xem?


Sinh viên: Thưa Giáo sư, chúng ta đang học về thuyết Nhị Nguyên, hay còn gọi là thuyết hai mặt. Ta tranh luận rằng có sự sống và có cái chết, rằng có vị Chúa tốt và vị Chúa xấu. Nhưng thế tức là chúng ta đang xem Chúa là một cái gì đó hữu hạn, một cái gì mà đó mà chúng ta có thể đo đạt được. Thưa giáo sư, Khoa học còn không thể giải thích được Ý Nghĩ là gì. Ý Nghĩ là thông tin mà bản chất là điện và từ trường diễn ra trong não, đồng thời cũng là thứ mà chúng ta không thể nhìn thấy được hay hiểu và định nghĩa một cách chính xác được. Tương tự, nếu ta xem Cái Chết là trái ngược của Sự Sống tức là ta đã bỏ qua một thực tế rằng Cái Chết không thể tồn tại dưới dạng một cái gì đó.
Cái Chết không phải là thứ trái ngược với Sự Sống, mà chỉ là “thiếu Sự Sống”. Bây giờ em xin hỏi, Giáo sư dạy rằng con người chúng ta tiến hóa từ vượn đúng không?


P: Theo quá trình tiến hóa tự nhiên thì đúng, tôi có dạy thế.


Sinh viên: Thế Giáo sư đã nhìn thấy tận mắt quá trình này chưa?


(Vị giáo sư lắc đầu nhẹ kèm với một nụ cười.)


Sinh viên: Không một ai từng thấy quá trình tiến hóa diễn ra, thậm chí còn không thể chứng minh được quá trình này còn đang tiếp diễn trong hiện tại. Thế ra Giáo sư không dạy theo ý kiến của mình à? Thế Giáo sư không phải một nhà khoa học, mà chỉ là một kẻ phao tin trên giảng đường?


(Xung quanh bắt đầu ồn ào.)


Sinh viên: Cho tôi hỏi, trong phòng này có ai từng thấy được não của Giáo sư?


(Cả giảng đường phá lên cười.)


Sinh viên: Có ai nghe được não của Giáo sư chưa? Có ai sờ được, cảm nhận được hay ngửi được nó chưa? Xem ra là chả có ai. Vậy, theo Nguyên tắc Thực Nghiệm và Chứng Minh, khoa học có thể nói rằng Giáo sư không có não. Em không có ý xúc phạm, nhưng xin hỏi bây giờ thì làm sao chúng em có thể tin vào những bài giảng của Giáo Sư nữa?


(Mọi người im lặng. Vị giáo sư nhìn thằng vào cậu sinh viên với một vẻ mặt khó ai hiểu được.)


Giáo sư: Chắc có lẽ là cậu phải nghe tôi vì cậu tin vào lời tôi giảng thôi.


Sinh viên: Đấy thưa Giáo sư… Chính xác! Mối liên kết giữa Con Người và CHÚA là NIỀM TIN đấy. Và chính nhờ Niềm Tin mà tất cả vạn vật trong vũ trụ này đều có thể tồn tại và chuyển động.




-Lời kết-


Tôi dám cá là các bạn thấy câu chuyện vừa rồi rất thú vị đúng không. Nếu có thì tôi cũng chắc là bạn cũng muốn chia sẻ câu chuyện thú vị này với mọi người đúng không nào?


Chia sẻ để trau dồi kiến thức và niềm tin nào.


À, xin nói thêm, cậu sinh viên đó chính là ALBERT EINSTEIN.






(Ghi chú: Nhiều người nói đó không thể là Einstein được vì ông là người Do Thái. Tôi biết ông ấy là người Do Thái chứ. Nhưng vào thời đó, nước Đức có quá nhiều người kỳ thị những người do Do Thái. Nên một thực tế khá phổ biến là người ta hay nói dối về tín ngưỡng của mình. Cậu sinh viên đó đúng là Einstein. Hơn nữa, Einstein đã từng học trường Công Giáo (tức Thiên Chúa Giáo) khi ông còn trẻ.)


Hãy nhớ nhé, mỗi ngày đều là một Khởi Đầu MỚI!


Bản gốc và lời tác giả có vẻ là của: Sofwãt Omar (chưa xác định)
Đừng bao giờ mất niềm tin nhé.
_________________________________________________________________________


Sao mấy em ! Thấy sự lợi hại của Thượng Đế Einstein chưa ! ^^
Và sau đây là 1 số câu nói bất hũ của Einstein :


"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo".


"Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức. Vì tri thức chỉ có giới hạn, trong khi trí tưởng tượng bao trùm cả thế giới"


"Khi tôi xem xét chính mình và các phương pháp tư tưởng của tôi, tôi đi tới kết luận rằng tài năng tưởng tượng có ý nghĩa đối với tôi hơn là tài năng hấp thụ kiến thức thực tế".


"Chúa không chơi trò may rủi với thế giới này. Tôi tin tưởng rằng Chúa không gieo xí ngầu."


"Ðạo đức có giá trị hơn thông minh. Không thể thay thế giá trị đạo đức bằng giá trị thông minh"


"Khi liên quan tới thực tế, các định luật toán học trải rộng tới đâu thì càng thấy không chắc chắn, một khi các định luật này chắc chắn thì lại không liên quan tới thực tế"


"Trí tuệ trực giác là một năng khiếu thiêng liêng và trí tuệ thuần lý là đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội chỉ tôn kính tên đầy tớ mà quên mất đi cái năng khiếu."


"Hiếm có kẻ nhìn bằng chính con mắt của họ và cảm nhận bằng chính năng lực cảm giác của họ."


"Chúng ta không thể giải quyết một vấn đề với một mức độ nhận thức đã tạo ra nó."


"Khoa học mà thiếu đi tôn giáo sẽ trở thành khập khiễng, tôn giáo mà thiếu khoa học sẽ trở nên mù lòa."


"Thứ duy nhất cản trở việc học hành của tôi chính là nền giáo dục."


"Tất cả tôn giáo, nghệ thuật và khoa học đều là những cành mọc ra từ một thân cây. Tất cả những khát vọng ấy đều hướng tới cái đích là làm cho cuộc sống con người cao quý hơn"


"Kẻ nào chưa từng mắc phải lỗi lầm cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả."


"Lực hấp dẫn không chịu trách nhiệm cho việc con người ta yêu nhau."


"Lẽ thường là tập hợp các thành kiến mà một người thu thập được cho tới 18 tuổi."


"Nếu chúng ta biết rằng chúng ta đang làm gì, thì công việc đó đã không còn được gọi là nghiên cứu."


"Các phương trình quan trọng hơn đối với tôi, vì chính trị là để cho hiện tại, còn các phương trình là để cho muôn đời."


"Tôi không biết những vũ khí gì sẽ được sử dụng trong thế chiến thứ ba, nhưng thế chiến thứ tư người ta sẽ đánh nhau bằng gậy gộc và đá."


"Công việc đọc sách, sau một tuổi tác nào đó, đã làm lệch hướng khỏi các mục tiêu sáng tạo. Một người nào đó mà đọc sách quá nhiều và dùng tới bộ óc quá ít, sẽ rơi vào các thói quen lười biếng suy nghĩ."


"Sự sáng tạo không phải là sản phẩm của suy luận lô-gic, dù rằng sản phẩm cuối cùng gắn liền với một cấu trúc lô-gic."


Khi con ông hỏi vì sao ông nổi tiếng, Einstein đã giải thích công lao của ông một cách dễ hiểu và khiêm tốn:
"Khi con bọ dừa bò theo một cành cây nó không nhận thấy là cành cây bị cong. Cha đã có may mắn nhận thấy cái mà con bọ dừa không nhận thấy con ạ."


Khi được hỏi về cách làm cho ông được thành công, ông đã nói:
"Suy nghĩ, suy nghĩ đi, suy nghĩ mãi"


"Nếu như tưởng tượng rằng những gì chúng ta biết là một hình tròn thì những gì ngoài vòng tròn đó thật lớn biết bao."


No comments:

Post a Comment